Wednesday, December 23, 2009

Lạm phát

Lạm phát
Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung theo thời gian của nền kinh tế khi hiện tượng "cầu" vượt qua "cung". Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là việc phải dùng số lượng nội tệ nhiều hơn để đổi lấy một đơn vị ngoại tệ. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thì lạm phát của Việt Nam trong mấy năm qua có xu hướng tăng cao. So với các nước khác trong khu vực thì tỷ lệ lạm phát của Việt Nam cao hơn. Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam được đánh giá thế nào? Ông Vũ Quang Việt, chuyên gia thuộc Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc, người quan tâm đến tình hình Việt Nam, đưa ra một số lý do của tình trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay: “Nhìn trong vòng bốn năm nay thì rất đáng quan ngại. Theo nghiên cứu của tôi và các số liệu do Việt Nam đưa ra thì mức độ lạm phát tại Việt Nam trong bốn năm qua lạm phát tăng 35%. Khuynh hướng trong thời gian đó là tăng mạnh hơn những lần trước. Lý do đầu tiên là in tiền thêm. Lý do thứ hai là nhà nước muốn đạt tăng trưởng cao. Từ đó nhà nước bằng mọi cách đẩy tích lũy tăng thật mạnh. Theo thống kê học thì tích lũy đó sẽ tăng GDP; còn vấn đề tạo ra sản phẩm thì đòi hỏi thời gian dài hơn. Tiền đẩy ra mạnh tạo ra lạm phát mạnh hơn. Thêm nữa là vốn đầu tư từ nước ngoài vào thị trường chứng khoán; tiền đó vào VN thành tiền Việt tạo ra cung ứng nhiều hơn. Để đạt kế hoạch thì đưa đến việc in tiền nhiều." Những đánh giá của ông Vũ Quang Việt không khác mấy so với kết luận của ADB. Theo đó thì sự tăng giá của nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm là yếu tố chính khiến lạm phát gia tăng. ADB chỉ ra rằng tại Việt Nam mức tăng lương thực thực phẩm luôn cao hơn so mức tăng tổng thể của chỉ số giá cả CPI. Một trong những cảnh báo của ADB về lạm phát tại Việt Nam là còn vì sự yếu kém của hệ thống phân phối tại Việt Nam. Dược phẩm là một ví dụ của sự kém cỏi trong phân phối đó. Một chuyên gia kinh tế Việt Nam hiện đang giảng dạy tại Nhật là tiến sĩ Phan Minh Ngọc, trong bài viết đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam thì chỉ ra rằng dường như vấn đề lạm phát vẫn chưa được cơ quan chức năng Việt Nam hiểu đúng. Điều đó theo tiến sĩ Phan Minh Ngọc được thể hiện qua việc Quốc hội đặt ra chỉ tiêu là lạm phát phải thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Đây là điều mà ông Phan Minh Ngọc cho là không có nền kinh tế nào trên thế giới làm vậy cả. Với nhãn quan của một nhà kinh tế thì ông Phan Minh Ngọc còn cho rằng những biện pháp mà cơ quan chức năng tại Việt Nam đang thực hiện với mục tiêu kìm lạm phát lại là mâu thuẫn nhau. Bản thân ông Vũ Quang Việt trong một bài viết phổ biến trên mạng và báo chí trong nước còn nêu rõ là dù kinh nghiệm chống lạm phát ở Việt Nam cũng có một số thành tích nhất định thế nhưng quan điểm cũ trong vấn đề này vẫn còn tồn tại. Đó là luận điểm tăng cung để chống lạm phát. Ông nêu ra biện pháp mà Việt Nam đưa ra là vừa giảm giá, vừa giảm thuế. Theo ông thì giảm giá xăng tức tăng chi bù lỗ, giảm thuế sẽ dẫn đến giảm thu ngân sách, vậy thì Nhà nước lấy tiền đâu ra để bù cho các khoản thiếu hụt? Đối với những cách làm hiện nay của cơ quan chức năng Việt Nam, ông Vũ Quang Việt có nhận xét về hậu quả về lâu về dài: “Tiếp tục thế này thì sẽ đạt đựợc tốc độ tăng trưởng cao, nhà đầu tư vào nhưng càng ngày họ sẽ càng thấy có vấn đề. Tiền Việt Nam tăng giá sẽ khó xuất khẩu, hàng hoá khó cạnh tranh, rồi vấn đề trả nợ. Lúc đó sẽ có vấn đề rút ra khỏi Việt Nam, và nếu thị trường chứng khoán lúc đó lớn thì sẽ tạo ra khủng hoảng.” Trong khi các chuyên gia luận bàn về lạm phát, nguyên nhân và biện pháp chống căn bệnh này, thì từng ngày từng giờ giới lao động làm công ăn lương đang phải chịu tác động trực tiếp của tình hình đó. Một người làm công ăn lương tại Việt Nam cho biết về hoàn cảnh cuộc sống của bản thân và nguời quen: “Em làm tại ở Bình Dương, Công ty có 4 ngàn người, mà lương chỉ có 750 ngàn, chừng này sống không đủ vì hằng ngày vật giá leo thang, khổ lắm.” Chính ADB đã đưa ra khuyến cáo là lạm phát sẽ làm giảm sức mua của người nghèo, dẫn đến tăng bất bình đẳng về thu nhập của người dân trong xã hội, nói khác đi là khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn hơn. Ổn định lạm phát là một vấn đề quan trọng, bởi lẽ lạm phát là một trong những chỉ tiêu vĩ mô đánh giá sức khỏe của một nền kinh tế bên cạnh các chỉ tiêu tăng trưởng và thất nghiệp. Khi giá dầu thô trên thế giới lên gần tới 100 USD/thùng cộng với vài sự kiện đã tích lũy từ trong quá khứ như dịch SARS, cúm gia cầm . . . đến việc đầu tư nướớc ngoài ồ ạt đổ vào VN sau khi VN vào WTO thì lạm phát trở thành một vấn đề gây tác động thực sự từ chính phủ cho đến những người dân thông thường. Trong 4 tháng đầu năm, chỉ số CPI đã lên tới 15,6%, dựa trên mức tăng CPI hàng tháng trung bình là 10,6 % thì dự báo chỉ số CPI của năm nay có thể lên xấp xỉ 18%. Theo dự báo của Thứ trưởng Tài chánh Nguyễn Ngọc Tuấn thì lạm phát cả năm có thể dao động từ 10 – 12%, con số nhạy cảm này vượt quá dự kiến lạm phát của quốc hội đề ra là 5%. Lạm phát lại càng trở thành vấn đề thời sự của Việt Nam từ nay cho đến cuối năm 2008 khi bóng ma lạm phát ba con số vào những năm 1980 vẫn còn ám ảnh trong tâm khảm nhiều người và kinh tế Hoa Kỳ đang đi vào suy thoái. Nỗi lo tăng giá của dân chúng và chức năng ổn định lạm phát của chính phủ vì thế đã trở thành một chủ đề nhạy cảm và nóng bỏng.

Lạm phát: lý thuyết và thực tiễn
Lạm phát là sự gia tăng liên tục (persistent) của mức giá chung (price level) trong nền kinh tế (Dermot McAleese, 2002). Như vậy sự tăng giá của một vài mặt hàng cá biệt nào đó trong ngắn hạn ngoài thị trường thì cũng không có nghĩa đã có lạm phát.
Các nhà kinh tế thường đo lạm phát bằng hai chỉ tiêu cơ bản là CPI (Consumer price index) và chỉ số khử lạm phát GDP (GDP deflator). Cách tính thứ nhất sẽ dựa trên một rổ hàng hóa tiêu dùng (goods basket) và giá cả của những hàng hóa trong rổ ở hai thời điểm khác nhau.
Còn cách tính thứ hai thì căn cứ vào toàn bộ khối lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một năm và giá cả ở hai thời điểm khác nhau, thông thường theo ngôn ngữ thống kê là giá cố định (constant price) và giá hiện hành (current price). Về cơ bản thì hai cách tính này không có sự khác biệt lớn. Phương pháp GDP deflator sẽ tính lạm phát chính xác hơn theo định nghĩa của lạm phát. Tuy nhiên CPI sẽ có ưu điểm là tính được lạm phát tại bất kỳ thời điểm nào căn cứ vào rổ hàng hóa, còn GDP deflator thì chỉ tính được lạm phát của một năm sau khi có báo cáo về GDP của năm đó.
Như vậy, những thông tin về thước đo lạm phát đến dân chúng hàng ngày chủ yếu được tính từ phương pháp CPI. Nhưng CPI lại không thể đo lạm phát một cách chính xác bởi nó bị tác động bởi hai yếu tố gây sai lệch. Những yếu tố gây sai lệch này chủ yếu đến từ rổ hàng hóa được qui định trước. Sai lệch cơ cấu (composition bias) vì rổ hàng hóa chậm thay đổi, nó không bao gồm những hàng hóa tiêu dùng mới phát sinh nhưng được đa số người tiêu dùng sử dụng. Ví dụ ở TP.HCM khi mọi người đều có mobile phone, giá của mặt hàng này đang giảm theo thời gian nhưng nó lại không nằm trong rổ hàng hóa. Sai lệch thứ hai là sai lệch thay thế (substitution bias), khi giá cả một loại hàng hóa nào đó trong rổ gia tăng, dân chúng sẽ chuyển sang tiêu dùng mặt hàng hóa thay thế với giá rẻ hơn. Ví dụ khi thịt gà trở nên mắc hơn do dịch cúm thì người tiêu dung sẽ chuyển sang ăn cá biển với mục đích là cung cấp chất đạm cho cơ thể. Từ hai sai lệch trên chúng ta nhận thấy rằng, nếu tính lạm phát từ CPI thì có thể dẫn đến một dự báo lạm phát quá mức (overstated inflation) vì những mặt hàng trong rổ đang tăng giá còn những mặt hàng ngoài rổ lại đang giảm giá.
Theo một nghiên cứu tại Mỹ (Boskin và cộng sự, 1995) thì CPI đã dự báo lạm phát cao hơn mức lạm phát thực tế trung bình 1,1% so với cách tính GDP deflator. Tại Việt Nam, khi CPI đang tăng gần 10 % tính đến cuối tháng 9 năm nay nhưng chính phủ và Ngân hàng nhà nước vẫn cho rằng lạm phát cơ bản vẫn ở mức kiểm soát được và đưa ra con số thấp hơn là 3% cho 06 tháng đầu năm. Điều này có thể lý giải rằng CPI đã tính cao hơn so với thực tế ở một mức độ nào đó và cách tính của chính phủ cũng như Ngân hàng nhà nước dựa vào một thước đo cơ bản hơn. Tuy nhiên đừng vội lạc quan và đổ thừa cho những yếu tố làm sai lệch lạm phát từ chỉ tiêu CPI. Trong rổ hàng hóa tính CPI tại Việt Nam thì hàng lương thực - thực phẩm chiếm 48%, các mặt hàng này thực sự đã tăng giá khá cao trong những tháng vừa qua. Ví dụ như chỉ số giá lương thực đã tăng trên 10% do thất bát vụ mùa ở miền Trung, thu hoạch lúa muộn ở miền Bắc, giá thực phẩm tăng cao hơn do dịch cúm gia cầm (theo số liệu 5 tháng đầu năm thì giá lương thực tăng 10,9%, giá thực phẩm tăng 12,6 %). Chỉ số giá hàng lương thực thực phẩm tăng cao như vậy có tác động rất sâu sắc đến đời sống dân chúng vì những người dân có thu nhập thấp chi tiêu cho lương thực thực phẩm có khi lên đến 70% trong tổng chi tiêu. Nỗi lo tâm lý về lạm phát từ phía công chúng ngoài nguyên nhân lịch sử thì nguyên nhân khác có lẽ đã bắt đầu từ đây và ổn định lạm phát là một nhiệm vụ quan trọng đặt nặng trên vai chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Chỉ ổn định lạm phát khi biết nguyên nhân gây ra nó. Ổn định lạm phát là một hành vi của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước điều trị cho một nền kinh tế khi có lạm phát xảy ra. Muốn bình ổn hiệu quả thì nên tìm ra những nguyên nhân của lạm phát và từ đó có những liệu pháp thích hợp. Điều cần khẳng định ở đây là không có liệu pháp nào hoàn hảo, mọi liệu pháp bình ổn lạm phát đều có cái giá phải trả của nó, vấn đề là chính phủ đang theo đuổi một chiến lược phát triển vĩ mô nào? Có ba loại lạm phát chủ yếu trong nền kinh tế.
Loại lạm phát thứ nhất là lạm phát tiền tệ (monetary inflation). Loại lạm phát này xảy ra khi tốc độ tăng trưởng cung tiền vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sự của nền kinh tế. Đơn giản hơn là tiền trong lưu thông tăng nhanh hơn số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Ví dụ như tốc độ tăng trưởng cung tiền là 10% nhưng tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế 7% thì lạm phát tiền tệ là 3%. Loại lạm phát này thường xảy ra tại các nước đang phát triển khi các nước này theo đuổi cơ chế áp chế tài chính (Financial repression) hoặc trong trường hợp quốc gia đang theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng. Áp chế tài chính là tình trạng ngân hàng trung ương tài trợ cho thâm hụt ngân sách chính phủ bằng cách in tiền, quá nhiều tiền trong lưu thông vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sẽ dẫn đến lạm phát. Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ kích thích tổng cầu hang hóa dịch vụ trong nền kinh tế, khi tốc độ tăng trưởng tổng cầu cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng cung, thì cũng dẫn đến lạm phát.

Lạm phát thứ hai là lạm phát cầu kéo (Demand pull – inflation). Loại lạm phát này xuất phát từ sự thay đổi hành vi tổng cầu mang tính đột biến trong nền kinh tế. Các nguyên nhân có thể là do chính phủ chi tiêu quá mức khi thực hiện chính sách thu chi ngân sách mở rộng, hoặc tăng chi tiêu tiêu dùng quá mức bình thường do khu vực hộ gia đình quá lạc quan, hoặc do khu vực hộ gia đình có nguồn thu nhập từ trên trời rơi xuống (winfalls) như viện trợ nước ngoài, thu nhập do giá cả xuất khẩu tăng đột biến . . .
Loại lạm phát thứ ba là lạm phát chi phí đẩy (cost push – inflation). Lạm phát chi phí đẩy là loại lạm phát do thu hẹp tổng cung hoặc do các doanh nghiệp buộc lòng phải nâng cao giá bán sản phẩm vì những lý do bất lợi. Khác với hai loại lạm phát trên, thì loại lạm phát này chủ yếu đến từ phía cung và nguyên nhân chủ yếu từ xuất phát từ hiện tượng tăng chi phí sản xuất không mong đợi từ phía các doanh nghiệp. Tăng chi phí không mong đợi từ phía doanh nghiệp tạo ra những cú sốc tổng cung bất lợi. Công nhân đình công đòi tăng lương ở diện rộng, giá nguyên liệu gia tăng đột biến, thảm họa tự nhiên làm đình trệ hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp là những ngòi nổ của loại lạm phát này. Khi giá dầu thô tăng từ 30 USD lên 50 USD / thùng sẽ dẫn đến chi phí sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp khác đều tăng theo. Ví dụ giá phân bón, thuốc trừ sâu, giá vận chuyển, giá sắt thép và cement sẽ tăng lên do giá nhiên liệu tăng và chi phí sản xuất lúa của nông dân sẽ tăng lên là điều hiển nhiên. Phản ứng dây chuyền này sẽ làm cho doanh nghiệp đứng trước hai lựa chọn, hoặc đóng cửa nếu giữ giá bán như cũ, hoặc tăng giá nếu muốn giữ nguyên sản lượng như cũ. Việc đóng cửa doanh nghiệp sẽ làm thiếu hụt hàng hoá so với cầu và kéo theo tăng giá chung trong nền kinh tế và lạm phát xảy ra. Việc tăng giá ở nhiều doanh nghiệp sẽ dẫn đến lạm phát vì tăng giá diện rộng sẽ làm tăng mức giá chung trong nền kinh tế. Hệ quả là nền kinh tế sẽ rơi vào một tình trạng tồi tệ mà các nhà kinh tế học gọi là “Đình đốn - lạm phát” (Stagflation) vì vừa có thất nghiệp do cắt giảm sản lượng và vừa có lạm phát do tăng mức giá chung. Ổn định lạm phát và giá phải trả Khi biết được đích xác nguồn gốc của từng loại lạm phát thì việc chữa trị nó là điều khả thi. Tuy nhiên, trong từng phương thuốc kê đơn cho căn bịnh lạm phát bao giờ cũng có tác dụng phụ. Có nghĩa là không có một chính sách ổn định lạm phát nào hoàn chỉnh và lý tưởng cả. Lạm phát tiền tệ có thể được kiểm soát bằng một chính sách tiền tệ thắt chặt (tighten monetary policy) và chính sách thu chi ngân sách nghiêm ngặt (contrationary fiscal policy). Tuy nhiên nếu theo đuổi chính sách này quá liều lượng thì mục tiêu tăng trưởng và việc làm sẽ khó đạt được. Đơn giản là bởi vì chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ hướng tới thu hẹp tín dụng trong nền kinh tế và làm cho giá trị đồng tiền trong nước cao hơn so với đồng tiền nước ngoài. Một khi đồng tiền trong nước bị lên giá như vậy sẽ làm giảm trình độ cạnh tranh ngoại thương và làm cho cán cân ngoại thương bị thâm hụt. Ngoài ra, khi thu hẹp tín dụng cũng sẽ làm cho lãi suất trong nước gia tăng và như vậy chi phí đầu tư tăng hơn trước do đó sẽ làm giảm nhiệt tình mở rộng chi tiêu đầu tư. Hơn nữa, trong khi khống chế lạm phát thì đòi hỏi chính phủ phải thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu bằng các giải pháp tăng thuế thu nhập, giảm chi tiêu. Tăng thuế làm giảm nhiệt tình làm việc và giảm chi tiêu đầu tư khu vực doanh nghiệp. Giảm chi tiêu chính phủ sẽ có khả năng giảm chi tiêu phát triển và điều này làm chậm tăng trưởng của những nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa. Lạm phát nào có khả năng xảy ra cho Việt Nam? Theo ba cách mô tả ba loại lạm phát nói trên thì khả năng lạm phát tại Việt Nam từ đây đến cuối năm là lạm phát chi phí đẩy (cost push inflation). Lý do đơn giản là các nguyên nhân gây ra lạm phát chủ yếu từ phía cung. Giá dầu thô trên thế giới tăng lên từ 27USD/thùng đến 50USD/thùng trong 9 tháng đầu năm có thể là một tác động chủ yếu. Cho dù người ta mong đợi giá dầu thô trên thế giới có thể êm dịu hơn, nhưng đó là điều khó và phải mất thời gian. Mọi người không còn nghi ngờ gì nữa về ảnh hưởng của cú sốc giá dầu thô vì chính phủ đã buộc lòng điều chỉnh giá xăng tiêu dùng từ 6000đồng lên 7000đồng/lít. Dữ liệu về giá xăng dầu tại Việt Nam cũng như tại các nước khác trên thế giới đã chứng minh rằng sự điều chỉnh giá này chỉ theo xu hướng tăng lên chứ ít bao giờ giảm. Cúm gia cầm cũng là một nguyên nhân về phía cung gây ra lạm phát chi phí đẩy, khi giảm nguồn cung về thực phẩm gà trong ngắn hạn làm dân chúng dịch chuyển cầu dưới tác động thay thế (substitute effect) sang các loại thực phẩm khác, sự dịch chuyển cầu sang các sản phẩm khác làm cho cung các loại sản phẩm này thiếu hụt tương đối so với cầu và dẫn đến tăng giá. Trong hai nhân tố tác động đến khía cạnh cung ở đây thì giá dầu thô gây ảnh hưởng nhiều nhất trong việc gây ra lạm phát của các nước trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Dự báo diễn tiến lạm phát chi phí đẩy Theo Viện Dầu mỏ Pháp (Institute of France Petroleum - IFP) cho rằng rất khó có trường hợp giá dầu quay lại mức giá dưới 30 USD/thùng. IFP nêu ra ba kịch bản về giá dầu thô trên thế giới. Kịch bản thứ nhất dự báo giá dầu có thể giảm một chút so với hiện nay (từ 35 – 40 USD/thùng) khi mà tình hình của Venezuela trở nên bình ổn, xuất khẩu dầu Iraq trở lại bình thường, vụ Jukos ở Nga và tình hình các nước tiểu vương quốc Ả Rập được dàn xếp ổn thỏa. Kịch bản thứ hai có thể xảy ra một cú sốc dầu như thời kỳ 1979-1982 khi mà các tình hình chính trị nước xuất khẩu dầu nói trên trở nên lộn xộn và giá dầu thô có thể lên đến 80USD/thùng vào cuối năm khi mùa đông đến. Kịch bản thứ ba là một kịch bản nhiều quốc gia mong đợi là giá dầu thô trở về mức 30USD/thùng khi Mỹ, Trung Quốc, các nước Châu Âu hạ nhiệt về chiến lược nhập khẩu dầu. Ba kịch bản trên đều có xác suất xảy ra, nhưng căn cứ vào diễn biến kinh tế chính trị phức tạp như hiện nay thì kịch bản thứ hai vẫn có xác suất xảy ra cao hơn và lúc đó lạm phát các nước trên thế giới sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay. Như vậy, nỗi lo lạm phát không chỉ riêng Việt Nam mà còn bao hàm cả những nước cực kỳ phát triển như Nhật và các nước Châu Âu. Giá phải trả cho lạm phát “chi phí đẩy” Kỳ vọng về một nền kinh tế tăng trưởng cao là mong đợi của tất cả các quốc gia chứ không riêng gì Việt Nam. Tuy nhiên, điều hiển nhiên ở đây là hầu hết các nước đều tăng trưởng chậm hơn khi giá dầu thô tăng cao. Hai lý do dẫn đến hậu quả giảm sút tăng trưởng khi có sốc giá dầu. Đầu tiên xuất phát từ hệ quả của bàn thân lạm phát chi phí đẩy đã nói ở trên, đó là giảm sản lượng hang hóa từ phía cung. Kế đến là hệ quả từ chính sách chống lạm phát từ phía chính phủ. Chính phủ sử dụng các công cụ tiền tệ và thu chi ngân sách thắt chặt có khả năng bình ổn lạm phát nhưng giá phải trả ở đây là nền kinh tế sẽ thất nghiệp cao hơn vì chi tiêu đầu tư và tiêu dùng ít hơn vì lãi suất và mức thuế áp dụng vì chống lạm phát cao hơn. Bằng chứng về hai cú sốc dầu thô giai đoạn 1972-1973 và 1979-1980, thất nghiệp tại Mỹ cho hai giai đoạn này là tăng lên so với trước đó là khoảng 6% và 7% và ở các nước EU là 3% và 6%, và cho dù sau khi giá dầu bình ổn cũng như kiểm soát được lạm phát thì thất nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng lên ít nhất cho 3 đến 4 năm sau đó. Theo dự báo của chuyên gia kinh tế hàng đầu của ADB, ông Ifzal Ali cho rằng GDP Châu Á sẽ tăng trưởng chậm hơn 0,8% nếu giá dầu tăng đến mức 40USD/thùng và 1,1% nếu giá dầu tăng đến mức 50USD/thùng (xem cụ thể bảng 1). Ngoài ra theo cơ quan Năng lượng quốc tế (International Energy Agency) cũng dự báo rằng chỉ với mức giá dầu thô 100USD/thùng thôi thì tăng trưởng GDP các nước Châu Phi sẽ giảm 5%, Nhật 0,5%, Mỹ 0,3% và các nước EU giảm 0,5%. Thảo luận về các giải pháp bình ổn lạm phát chi phí đẩy Cho dù cú sốc dầu vào thời điểm này được giả thuyết rằng không gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Việt Nam khi nó được bù vào bằng lợi ích lượng dầu thô xuất khẩu hàng năm đã lên tới đỉnh điểm (khoảng 17 triệu tấn / năm 2003) thì theo dự báo của Bộ Công nghiệp thì đến năm 2013 Việt Nam sẽ chính thức trở thành một nước nhập khẩu năng lượng. Điều này càng làm cho các nhà làm chính sách phải có những liệu pháp cân nhắc khi sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế cột chặt vào sự biến động của giá năng lượng thế giới. Neo tỉ giá (Exchange rate anchor) là một giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện. Rất phấn khởi khi nghe đến việc mất giá đồng tiền qua tỉ giá giữa VNĐ/USD chỉ biến động 0,2% trong 7 tháng đầu năm cho dù đồng tiền mệnh giá 100.000 bằng Polyme đã được phát hành. Trong khi đó thì bản thân đồng USD đang mất giá và giá cả hàng hóa dịch vụ và đặc biệt là giá vàng bên ngoài tăng mà mọi người đều có thể cảm nhận được. Cố định tỉ giá trong điều kiện như vậy có khả năng bình ổn lạm phát nhưng cái giá phải trả ở đây là vô hình trung chúng ta nâng giá đồng tiền VNĐ vốn dĩ giá trị nó đã cao khi chúng ta theo đuổi cơ chế tỉ giá thả nổi có quản lý (managed float). Hệ quả là trình độ cạnh tranh với các nước khác bị sút giảm trong điều kiện Việt Nam đang nhập siêu khoảng 6 tỉ USD (trong năm 2003, mức thâm hụt này đã chiếm gần 13,5% GDP của Việt Nam). Ngoài ra khi cố định tỉ giá và lãi suất chậm thay đổi thì suất sinh lợi của việc giữ USĐ cũng không còn hấp dẫn. Hệ quả là mọi người dân trong nước có tiền đổ hết vào đầu cơ bất động sản khi mà giá đất và nhà đắt gần bằng với Nhật Bản khi thu nhập Việt Nam chỉ bằng 2% so với họ. Lạm phát càng khó bị kiểm soát khi mà khối lượng tiền trong dân chúng sẽ tăng khi nhà nước thực hiện cách thanh toán lương mới (mỗi tháng chi thêm hàng ngàn tỉ đồng từ tháng 10 trở đi). Chính sách tiền tệ thắt chặt được thực hiện bình ổn lạm phát. Trong tháng 7 - 2004, Ngân hàng Nhà nuớc đã tăng dự trữ bắt buộc từ 2% đến 5% đối với VNĐ và từ 4% đến 8% đối với ngoại tệ nhằm kiểm soát tín dụng trong nền kinh tế. Tuy nhiên tăng dự trữ bắt buộc trong điều kiện lãi suất tín dụng cũng như lãi suất tiền gởi chậm thay đổi sẽ làm tăng chi phí của hệ thống ngân hàng thương mại. Chưa kể sức ép của dân chúng yêu cầu một mức lãi suất tiền gởi danh nghĩa cao hơn khi họ nghĩ rằng có lạm phát trong nền kinh tế. Hiện nay tốc độ tăng trưởng tín dụng đã cao hơn tốc độ huy động tiền gởi. Lúc này hệ thống ngân hang thương mại đứng trước nguy cơ tính về mặt hiệu quả vì lãi suất tín dụng không tăng được và chi phí cho dự trữ bắt buộc và lãi suất tiền gởi tăng lên. Giả thuyết rằng Ngân hàng Nhà nước cho phép hệ thống ngân hàng thương mại gia tăng lãi suất tín dụng theo thị trường thì điều này sẽ làm cản trở đầu tư của khu vực doanh nghiệp. Như vậy, thắt chặt tiền tệ có thể bình ổn lạm phát nhưng nguy cơ về sự phát triển bền vững hệ thống tài chính cũng như cản trở đầu tư khu vực tư nhân là cái giá phải trả. Thắt chặt tiền tệ ngoài ra cũng làm tăng lãi suất trong nền kinh tế. Bằng chúng là khi Mỹ tăng lãi suất cơ bản trong tháng 8 lên 0,25% và tiếp tục tăng trong tháng 9 cùng mức như vậy. Điều này làm nền kinh tế Mỹ trong quí III tăng trưởng chậm hơn quí II 1,5%. Giảm thuế nhập khẩu hoặc áp dụng giá trần (price ceiling) cho các mặt hàng chiến lược như xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón cũng có thể tạm thời bình ổn được lạm phát. Thông thường hai công cụ này được chính phủ áp dụng đồng thời cho một loại hang hóa chiến lược nào đó. Ví dụ việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu sẽ kèm theo giá xăng dầu được chỉ đạo bởi chính phủ. Thuế nhập khẩu xăng dầu thấp hơn nhưng giá xăng bán ra thị trường cũng thấp hơn giá trị của nó (xăng tại Thái Lan 21 bạt/lít tương đương 8000 đồng/lít, tuy nhiên ở Việt Nam chỉ bán với giá 7000đồng/lít). Một phép tính đơn giản cũng biết chắc rằng chính phủ hàng ngày chi ra hàng tỉ để ổn định lạm phát. Mức thuế thấp hơn sẽ làm thất thu ngân sách trong điều kiện những khoản chi bắt buộc vẫn tồn tại. Hệ quả là khoản vay nợ trong và ngoài nước sẽ tăng lên đáng kể. Ngoài ra khi duy trì một mức giá thấp hơn cân bằng thị trường thì sẽ có hiện tượng cầu vượt cung, điều này tất yếu dẫn đến một thị trường chợ đen và nạn đầu cơ xăng dầu. Có lẽ có quá nhiều công cụ để chính phủ có thể bình ổn lạm phát chi phí đẩy.
Tuy nhiên, trong thực tế hầu như không có một giải pháp nào hoàn hảo. Cho dù lạm phát là một chủ đề "nhạy cảm" với mọi người. Cho dù ở Việt Nam cũng như các nước đã phát triển khác đều có nỗi ám ảnh về một nền kinh tế "siêu lạm phát". Chúng ta vẫn phải nhìn thẳng vào một thực tế rằng: khắc phục lạm phát luôn luôn có giá phải trả nếu lạm phát đã thực sự xảy ra. Áp dụng neo tỉ giá quá mức sẽ dẫn đến mất cạnh tranh ngoại thương. Thắt chặt tiền tệ quá liều lượng sẽ dẫn đến một hệ thống ngân hàng mong manh, giảm nhiệt tình đầu tư của khu vực tư nhân. Giảm thuế trong điều kiện chi ngân sách không thể kiểm soát thì có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng nợ nước ngoài. Áp dụng giá trần là một công cụ phi thị trường và dễ tạo điều kiện cho các hoạt động đầu cơ trục lợi. Các hệ quả này dẫn đến chi phí đánh đổi của nền kinh tế khi khắc phục lạm phát là tăng trưởng chậm hơn, thất nghiệp nhiều hơn. Nói như thế thì không có nghĩa là nên làm ngơ với lạm phát mà hãy nhìn nhận lạm phát đang ở mức độ nào, thuộc loại nào để từ đó chính phủ và các nhà chính sách có những liệu pháp thích hợp nhưng không chủ quan để tiến đến ổn định nền kinh tế.
Lẽ ra chính phủ VN nên sớm có biện pháp"phòng chống" bão lạm phát từ năm 2007 khi mà nhiều dấu hiệu cho thấy bão sẽ tràn vô VN ngay sau khi VN vào WTO cùng với làn sóng đầu tư nước ngoài. Có lẽ vì quá lạc quan, hồ hỡi phấn khởi và cũng rất chủ quan, duy ý chí nên ông Dũng không coi đây là "thách thức" đáng kể?
Gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có công bố một bài viết, trong đó ông vạch ra 8 "gói" giải pháp kiềm chế lạm phát. Thứ nhất, nó tổng hợp những nhận định về tình hình kinh tế VN của chính quyền Việt Nam sau phiên họp thường kỳ vào cuối tháng Ba, tức là mới từ mấy ngày qua mà thôi. Qua đó, người ta có thể nhìn ra trình độ nhận thức và quản lý của Chính quyền; đây là chỉ dấu tiếp nhận lời cố vấn từ các chuyên viên kinh tế-tài chánh của ông Dũng mà ai cũng phải khen ông khéo xử sự tuy có chậm nhưng vẫn khá hơn các vị lãnh đạo tiền nhiệm. Thứ hai, mục tiêu của văn kiện này là công bố những quyết định của chính phủ Việt Nam về vấn đề gay go nhất của kinh tế là chống lạm phát để ổn định đời sống người dân. Trong tinh thần ấy thì có lẽ đây là phản ứng khẩn trương đáng mừng so với những gì được công bố sau Hội nghị rất long trọng của Chính phủ vào cuối tháng 12 về việc triển khai những nghị quyết của Quốc hội hay sau Hội nghị Ban chấp hành Trung ương kỳ sáu vào trung tuần tháng Giêng. Đáng mừng vì dường như Chính quyền Việt Nam hết nói chuyện vu vơ về những chỉ tiêu mơ hồ mà đề cập thẳng vào vấn đề gọi là "bức xúc" nhất. Thứ ba, văn kiện được trình bày là của một Ủy viên Bộ chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam, trước khi nói đến chức năng của một Thủ tướng nên cũng có thể hiểu là một chỉ thị cho cả bộ máy đảng thay vì chỉ là guồng máy nhà nước. Chi tiết ấy cũng là một điều đáng mừng khác. Thứ tư, ngày hôm sau, Văn phòng Thủ tướng Chính phủ của Việt Nam cũng phổ biến ngay một số công văn nhằm triển khai các biện pháp kiềm chế lạm phát được ban bố hôm 30. Từ đó, ta có thể suy đoán ra những quyết định được thảo luận trong phiên họp thường kỳ vào cuối tháng Ba, nghĩa là ít ra cũng có một cố gắng phối hợp trong bộ máy chính phủ, là điều đáng mừng. Tuy nhiên, Việt Nam chưa thoát khỏi lề lối tư duy cũ, khi mà các giải pháp chống lạm phát vừa được ban hành và chưa biết thi hành ra sao trong thực tế từ cấp Trung Ương đến các Ủy ban Nhân dân thì lập tức truyền thông nhà nước đã loan tin theo quy luật "mẹ hát con khen hay", cho dù các biện pháp ấy chưa biết hiệu quả ra sao, trong khi thông tin thị trường nóng sốt vẫn là một vấn đề nan giải! Đoạn đầu văn kiện này đã vội nói ngay đến tình hình có suy thoái hay chưa của kinh tế Hoa Kỳ như một nguyên nhân đầu tiên của lạm phát tại Việt Nam theo kiểu ....đổ thừa tại vì Mỹ mà mình bị lạm phát chứ không nhận là mình kém khi đối diện với những vấn đề xảy ra trong chu kỳ tăng trưởng và suy thoái kinh tế. Thực ra cũng không sai khi đổ thừa cho Mỹ hay TG; nhất là với tình hình năng lượng & lương thực thế giì nhưng lẽ ra lãnh đạo phải biết tiên đoán để kịp thời đưa ra biện pháp, chính sách thay vì ...đổ thừa(có lẽ đây là bệnh trầm kha của ĐCSVN) và đó cũng là thử thách cho ông Dũng và cả BCT nữa khi mà họ vẫn quá "duy ý chí" về những chỉ tiêu tăng trưởng và vẫn mắc chứng bệnh hoang tưởng khi đi vào kinh tế thị trường. Sau đó khi nói về tình hình kinh tế Việt Nam rồi lại nhắc về bối cảnh quốc tế, sau cùng lại lên giọng cổ động về những nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, v.v... - nghĩa là vẫn có sự lầm lẫn giữa mục tiêu quản lý kinh tế và mục tiêu tuyên truyền chính trị (sic). Điều ấy không thuyết được thị trường - người dân vì họ sẽ kết luận không sai rằng "các ông ấy lại ...trả bài" và thật là "công thức" khi đến phần cuối mới có một đoạn ngắn về những bất cập và yếu kém trong quản lý, điều hành. Năm 2007, nhiều người ca tụng thị trường chứng khoán VN như "chiếc đũa thần mầu nhiệm" trong tay ĐCSVN và suốt 3 tháng qua, nhiều người "bỏ của chạy lấy người" khi stock VN xuống dưới 400 điểm và tiếp tục rơi tự do. Bây giờ phải cám ơn thời cuộc khi cơn bão lạm phát đã giúp cho Đảng và những kẻ luôn tung hô "sự lãnh đạo tài tình, ưu việt" thoát ra cơn say men chiến thắng khi VN đạt mức tăng trưởng 8-9%/ năm trong nhiều năm liền để từ đó, họ hiểu được phần nào về "kinh tế thị trường" và "chu kỳ tăng trưởng", phân biệt đâu là "mộng"(giấc mơ thành hổ/ rồng Á châu) và "thực"(những bài toán kinh tế-xã hội-chính trị và "phép mầu" do đầu tư nước ngoài đổ vào). Nói chung, trình độ nhận thức và cơ chế quản lý vẫn là một vấn đề đáng quan ngại; đáng lo nhất là quan niệm về vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Chính phủ không thể là "cơ chế" cứ "chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng" của Đảng đặt ra. Việc kinh tế tăng trưởng mạnh hay yếu, có ổn định hay không là kết quả của một nỗ lực chung, gần như tự phát, của thị trường, của hàng triệu triệu doanh nghiệp, hộ gia đình hay đơn vị kinh tế. Chính phủ có nhiệm vụ tạo ra điều kiện hổ trợ để có tăng trưởng quân bình trong ổn định với phẩm chất cao, với sự phân phối đồng đều hầu duy trì được tăng trưởng bền vững. Khi nghĩ rằng Chính phủ phải đạt "chỉ tiêu" tăng trưởng kinh tế quốc dân thì người ta vẫn chưa ra khỏi triết lý "bao cấp" hay bao biện của bộ máy nhà nước. Người ta cần thảo luận và quan niệm lại vai trò chỉ là xúc tác và điều hợp của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, chứ không thể là đầu máy sản xuất và định hướng phân phối, nếu không thì vẫn chỉ là ưu tiên phân phối cho tay chân nhà nước. Vấn đề này tưởng như là trừu tượng mà thật ra lại rất quan trọng và cho thấy rằng việc cải cách hành chính Việt Nam chưa đạt kết quả, việc giáo dục cán bộ nhà nước về công vụ cũng vậy- đó mới là điều đáng lo cho nhu cầu kiềm chế lạm phát hiện nay, như người ta có thể thấy ở giải pháp thứ tư được trình bày luộm thuộm rắc rối về một loạt biện pháp từ kềm giữ giá cả đến đẩy mạnh xuất khẩu mà đồng thời lại hạn chế xuất khẩu gạo vì an ninh lương thực và đến việc quản lý tỷ giá đồng đô la, v.v... Nói chung, Văn phòng Chính phủ cần có cái nhìn tổng thể như trong bộ kế hoạch thì mới có thể phối hợp và điều tiết một cách mạch lạc được. Nếu mục tiêu là để trấn an thị trường và dân chúng đồng thời bày tỏ quyết tâm của Chính phủ thì người cao cấp nhất của Chính phủ cùng các nhân viên hữu trách trong nội các, tức là các Bộ trưởng và Thống đốc Ngân Hàng nên tổ chức họp báo và ngồi trả lời từng câu hỏi có thể là khá chuyên môn của truyền thông báo chí. Vì "cơ chế" hiện nay ở VN chỉ là một sự dàn dựng của Đảng CSVN nên báo chí vốn chỉ được hỏi những gì nhà nước cho phép thì cũng là cơ hội giải thích cho rõ phần vụ trách nhiệm, mục đích yêu cầu và hệ quả của từng giải pháp. May ra điều ấy có sức thuyết phục cao hơn cho thị trường. Nếu không kịp thảo luận và phối hợp việc ban bố một chương trình hành động chống lạm phát một cách quy mô và khẩn cấp thì thay vì trình bày một thông điệp rất dài, người ta có thể công bố ngắn gọn những quyết định chính của Chính phủ. Đồng thời, thông báo luôn là nội trong vài ngày sẽ có công văn áp dụng chi tiết. Rồi tất cả các bộ ban ngành đều lần lượt lên truyền hình họp báo giải thích những gì sẽ được thi hành trong mấy ngày tới, với tiêu chí ra sao, bao giờ sẽ báo cáo kết quả, v.v... Đừng "chìm xuồng" như vụ cầu Cần Thơ là được, cũng cần tránh nạn "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược", hay biện pháp này phá hỏng biện pháp kia. Ở VN có bệnh nan y là người ta nói rất hay nhưng thực tế thì thường làm ngược lại hay không làm tới nơi tới chốn; thậm chí thiếu trách nhiệm, hay đổ lỗi cho nhau. Đừng vội cho rằng tất cả VC đều ngu dốt nên mới làm bậy, làm sai; cũng đừng nói VN không có người tài giỏi. Chẳng qua những kẻ chủ chốt vừa thiếu khả năng mà lại quá độc tài, vừa muốn "thừa nước đục thả câu", vừa muốn bảo vệ quyền lợi của chính họ mà lại muốn trốn tránh trách nhiệm của 1 người lãnh đạo; chưa kể là nhiều người còn chờ sự "chỉ đạo" từ các "cố vấn", trong đó có "kinh nghiệm từ TQ" nữa !
Trước mắt phải thấy 8 nhóm giải pháp mà ông Dũng đưa ra chủ yếu là:
Thứ nhất là giải pháp tiền tệ với hệ quả là việc huy động và phân phối tiền tệ của hệ thống ngân hàng, cả nội tệ lẫn ngoại tệ, và việc quản lý ngân hàng. Thứ hai, tuy lâu công hiệu hơn, người ta có giải pháp ngân sách hay thuế vụ liên hệ đến công chi và các dự án của khu vực công hay của doanh nghiệp nhà nước. Thứ ba, giải pháp giản lược hành chánh hay quản lý thị trường để giải phóng sản xuất và điều hoà phân phối với kết quả tác động chậm hơn nhưng vì vậy càng cấp bách. Từ những giải pháp ấy, suy ngược lên là nếu có những bất cập hay gò bó hoăc mâu thuẫn về luật lệ áp dụng thì phải chuẩn bị cải sửa, tu chính và nhầt là giải thích rõ ràng, đầy đủ. Sau cùng, nhìn vào khía cạnh xã hội và dân sinh, biện pháp kinh tế nào cũng có hậu quả lợi và hại, trong ngắn hạn và lâu dài, cho từng thành phần ngh nghiệp hay sinh hoạt. Cho nên chính quyền cần chú ý đến đa số những người nghèo khốn mà có giải pháp ứng phó thích hợp hầu tránh được hậu quả dễ xảy ra là quân bình được kinh tế vĩ mô trong vòng 18 tháng nhưng sẽ khiến cả triệu gia đình lâm nạn. Khi kinh tế hồi phục với giá cả ổn định thì họ đã sạt nghiệp hay chết đói từ năm ngoái. Trong chiều hướng ấy, 8 nhóm giải pháp chống lạm phát của Việt Nam đều thuộc loại kinh điển và cổ điển nhưng cũng có nhiều điều đáng mừng ở bên trong: Đáng mừng thứ nhất là Việt Nam nhìn ra nguyên nhân tiền tệ là động lực chính của lạm phát, xảy ra từ năm ngoái do tín dụng cấp phát bửa phứa chứ không do hiệu ứng suy thoái hay không của Hoa Kỳ, nên tiếp tục thắt chặt tiền tệ. Đáng mừng hơn nữa là việc Việt Nam đã nhìn ra sự lãng phí và kém hiệu năng của các dự án công chi, của đầu tư trong khu vực công hay của doanh nghiệp nhà nước. Đây là điều mà nhiều người đã lên tiếng mà CSVN vẫn coi thường. Thứ ba, Việt Nam có nhìn thấy nguy cơ động loạn hay bất ổn xã hội nên có loạt biện pháp cuối cùng là mở rộng việc thực hiện chính sách an sinh về xã hội, là điều rất đúng. Lạm phát chủ yếu xảy ra và sẽ kéo dài là do khả năng quản lý bất cập về vĩ mô và nhất là do sự thiếu phối hợp, hoặc nói cho rõ là thiếu thực quyền của các cơ quan chính phủ. Việt Nam vẫn có hệ thống quản lý hành chánh bao biện mà không hiệu quả, quản lý rộng mà quá nông. Lý do là có quá nhiều cơ chế hay đơn vị sản xuất hoặc trung tâm phí tổn nằm ngoài khả năng điều động của chính phủ. Đấy là các trung tâm quyền lợi cục bộ mà thực tế là giúp họ có quyền hay có cái thuật luồn lách khỏi luật pháp của nhà nước. Một thí dụ dễ thấy và dễ hiểu là các doanh nghiệp nhà nước hay cơ sở kinh doanh của đảng bộ hay của chính quyền địa phương, họ đã từng cản trở chính sách của nhà nước và gây ra vấn đề "lãnh chúa" thu vét khá nhiều lợi lộc riêng tư. Khi ban hành giải pháp thứ nhì là cắt giảm đầu tư công và kiểm soát chặt chẽ đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, hoặc giải pháp thứ năm là tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, liệu Chính phủ hay các bộ có thể bắt các trung tâm quyền lợi ấy chấp hành được không? Chính phủ phải có chỉ thị hay chỉ tiêu rõ rệt hơn và có khả năng cưỡng hành và giảm sát quyết liệt hơn. Nếu không có khả năng tối thiếu ấy thì có siết nơi này, nơi khác vẫn bơm tiền vào túi hay vào thị trường và phá vỡ chương trình của Chính phủ. Có lẽ vì vậy mà thông điệp của Thủ tướng mới nhắc tới vị trí Ủy viên Bộ chính trị để có thể tác động vào những địa hạt kinh doanh của đảng hay cùa đảng viên cán bộ. Bây giờ là lúc chúng ta chờ xem kết quả của 8 biện pháp ấy, nhất là chi tiết áp dụng hay chấp hành mới là chính yếu. Có thể nhìn như vậy thì hoá ra chúng ta chỉ là người thích "cỡi ngựa xem hoa"(?) nhưng rõ ràng Đảng CSVN vẫn thích "độc quyền" chứ không ưa ai xía vào công việc lãnh đạo độc tài của các ngài. Nói thật, tôi không mấy lạc quan với triển vọng thành công của 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát cho dù sớm muộn gì cơn bão vật giá - lạm phát cũng sẽ qua đi. Việc một Thống đốc cũ đã từng góp phn gây ra lạm phát từ năm ngoái và bị tai tiếng rất nhiều về tiền bạc lại được chỉ định làm Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia thì làm sao không khiến người ta nên hoài nghi kết quả?
T
ôi mun nhn vi ông Dũng là chính s linh đng, sáng to ca nn kinh tế thtrường rt t do, phóng khoáng ca Sàigòn đã giúp thành ph này vượt qua khánhiu khó khăn đ tiếp tc dn đầu c nước - đó là mt bài hoc mà nhng người lãnhđo VN cn nghiên cu và ch coi thường. Chc chn ông Triết, ông Sang biết rõđiu này. Bây gi Sàigòn và VN cn tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; cụ thể là kiểm soát thị trường(k c tin t - ngân hàng - chứng khoán), quản lý các tổ chức tín dụng & quỹ đầu tư(i.e.,ODA), ngăn chặn đầu cơ tăng giá, đảm bảo cung cấp đủ lượng hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm thiết yếu. Phải nói thật là chính phủ Việt Nam bây giờ cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trước tình hình kinh tế thị trường chuyn biến phức tạp cho dù những biện pháp mà Thủ tướng nêu ra trong bài phát biểu trước Quốc hội cũng như trong mấy bài viết của ông cách nay không lâu nhìn có vẻ rất đầy đủnhưng ...vẫn chưa đủ thuc cho những căn bệnh của nền kinh tế VN hôm nay. Ông Dũng vẫn chưa biết liều lượng và thời lượng cần thiết cho căn bệnh; chưa kể là ông cũng chưa muốn trị dứt bệnh tham nhũng, lãng phí, đầu tư dàn trải, quản lý vẫn lỏng lẻo, bộ máy hành chánh quan liêu cồng kềnh; trong khi cơ sở hạ tầng vật chất và năng lực cán bộ ở VN vẫn yếu kém thì cũng khó cạnh tranh với các nước mạnh khác trong khu vực. Xem ra xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩakhông phải là dễ, nhất là khi có biến động thì bộc lộ ngay tất cả yếu kém, mâu thuẫn, bất cập. Tuy CSVN nói là VN đang theo "kinh tế thị trường" nhưng thực tế thì ai cũng biết CSVN vẫn quản lý chặt chẽ tuy có tự do hơn so với trước năm 1986. Tất cả tập đoàn & tổng công ty đều là những cơ sở kinh tài thuộc Ban Tài Chánh TW Đảng nhưng đáng lo ngại là họ đều tập trung đầu tư nhà đất, du lịch, ngân hàng & chứng khoán chứ không thật sự kinh doanh đúng theo "chức năng" (- nôm na là treo đầu dê, bán thịt chó"!). Khi các cơ sở ngân hàng & tín dụng bị "nợ xấu" khó đòi quá nhiều rồi thị trường chứng khoán VN lâm nguy thì CSVN huy động vốn từ tất cả tập đoàn & tổng công ty nhào vô "cứu bồ" nhằm "chữa cháy" trong khi bài toán kinh tế vĩ mô thì giao cho các chuyên gia kinh tế-tài chánh trong nước kết hợp với các cố vấn từ nước ngoài tìm thuốc chữa sau; cố tình phớt lờ vấn nạn tham nhũng, lãng phí và "cơ chế". Rõ ràng VN hôm nay có bối cảnh rất giống như TQ (nhất là vào thời kỳ Đặng Tiểu Bình hô hào làm giàu). Có dư luận đồn đoán ông Dũng có thể mất chức Thủ Tướng nếu như không lèo lái nỗi con tàu VN vượt qua cơn bão này nhưng tôi lại nghĩ rằng ông Dũng đang có tham vọng thay ông Mạnh trong cương vị Tổng Tổng Bí Thư - người lãnh đạo cao nhất nước ! Liệu ông Dũng có thể "thoả hiệp" được với ông Mạnh và phe bảo thủ giáo điều hay không? Tôi cũng mong ông Dũng đừng quá bảo thủ và đừng bắt chước TQ rập khuôn; nhất là về chính trị. Kinh tế, xã hội VN s kháhơn nếu chính trị cũng được ci cách. Những thành tựu trong 20 năm "đổi mới" của VN một phần quan trọng là do thái độ biết lắng nghe và kịp thời uốn nắn, sửa sai của lãnh đạo VN; ngay cả trong việc kềm chế lạm phát hôm nay cũng vậy. Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam hiện nay được coi là cao nhất khu vực Đông Á(20% trong tháng 3-2008). Tháng 4-2008, giá tiêu dùng tăng so với cùng kỳ năm ngoái tới 21,4%. Liệu IMF có phải giúp VN như đã từng giúp Thái Lan trước đây hay không? Chính phủ ông Dũng thừa biết tình hình VN hơn ai hết; nhất là tình trạng "trên bảo, dưới không nghe" nên cuối cùng ..."trăm khổ, đổ đầu dân nghèo" mà thôi. Xăng dầu tăng giá, nhất định là điện - nước - thực phẩm và mọi thứ sẽ rủ nhau tăng theo nên dù ông Dũng cố gắng kềm giữ vật giá thì e rằng cũng khó chống đỡ dòng thác sinh hoạt tuôn trào theo quy luật cung-cầu tự nhiên. May ra sau khi TG qua khỏi cơn bão lạm phát thì VN sẽ có những biện pháp tích cực hơn để giúp dân nghèo chứ đừng hòng chống lại cơn bão lạm phát này bằng biện pháp quản lý vật giá !
Đừng quên đặc điểm của lạm phát là giá đã lên rồi rất khó xuống, nó thường hình thành mặt bằng giá mới, nó chi phối toàn bộ hạch toán của doanh nghiệp. Trong việc chống lạm phát, Chính phủ nên chuẩn bị kế hoạch cho nền kinh tế VN có thể sẽ phải chịu cú sốc lớn trong 2 năm sắp tới khi mà hậu quả tất yếu của lạm phát và chống lạm phát hiện nay bộc lộ rõ ràng hơn nếu như VN không nhạy bén, linh động đối phó kịp thời. Sau nhiều năm theo đuổi chủ nghĩa cộng sản đã khiến nước này gần như kiệt quệ nên việc chuyển đổi sang "kinh tế thị trường" tự do hơn đã có tác động to lớn. Mức sống đã được cải thiện và các nhà đầu tư nước ngoài chen nhau đổ vào Việt Nam với kỳ vọng vào thị trường 80 triệu dân. Tiếc thay sự phấn khởi này đã sớm xì hơi. Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bệnh chủ quan tự mãn cùng với tâm lý không ưa người nước ngoài & Việt Kiều cũng như sự cứng nhắc trong hệ thống công quyền đã khiến nhiều nhà đầu tư bỏ chạy. Tình hình đang ngày càng khó khăn ở Việt Nam sau khi cơn bão lạm phát và vật giá gia tăng quét qua đã khiến phần đông người dân cho rằng chính phủ hành động quá yếu và quá muộn; trong khi các chuyên gia cố vấn cho ông Dũng cũng có nhiều ý kiến bất đồng và chính phe bảo thủ cũng cố tình gây cho tình hình trong nước thêm trì trệ, khó khăn và phức tạp. Rõ ràng ông Dũng đang thật sự bị thử thách về bản lĩnh, kinh nghiệm và khả năng lãnh đạo; trong khi ông Triết quá yếu và ông Mạnh bộc lộ ngày càng nhiều trò lưu manh, láu cá vặt và thủ đoạn bẩn thỉu hơn khi cố tình bao che, dung túng cho "đàn em" kiếm chác và lũng đoạn. Những mâu thuẫn giữa các phe phái cũng căng thẳng hơn khi sự cạnh tranh các quyền lợi kinh tế và chính trị ngày càng mãnh liệt; thậm chí bất chấp dư luận. Người nghèo ở VN vẫn là kẻ thiệt thòi và phải chịu đựng tất cả hậu quả.
Bài viết hôm 12.04 của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt về hậu quả của các chính sách sai đối với người nghèo đã thu hút sự phản hồi lớn trên Tuổi Trẻ và VietnamNet. Ôngcho rằng: "Người nghèo...chỉ được thụ hưởng rất ít các kết quả tăng trưởng, trong khi chính họ phải gần như lãnh trọn những hậu quả do lạm phát đang diễn ra." Không chỉ nói về dân sinh, ông Kiệt còn cho rằng thiếu chính sách phát triển có tầm nhìn khiến người nghèo, đặc biệt là nông dân, người dân các vùng nông thôn, vùng dân tộc... "bị gạt ra bên lề tiến trình phát triển, nhất là tiến trình xây dựng các khu đô thị, nhà máy trên làng bản, ruộng đất lâu đời của họ." Ông cũng phê phán việc các tổ chức chính trị như Mặt trận Tổ quốc nặng về "quyên góp, xin, cho" với các hoạt động từ thiện mang tính hình thức, thay vì có chính sách tạo cơ hội cho người dân. Phản hồi bài viết của cựu thủ tướng có bài của Lê Minh Trung trên Tuổi Trẻ hôm 14.04 nói "lạm phát có thể làm một số người giàu lên nhờ đầu cơ nhưng người nghèo chắc chắn sẽ càng nghèo hơn". Ti sao khi ông Kit cm quyn, ông Kit không làmđược nhng điu này mà phi đợi đến hôm nay ông mới "ngộ" ra được những điu này? Rõ ràng là khoảng cách giàu-nghèo ở VN hôm nay đã là vấn đề mà lãnh đạo VN cần lưu ý và phải có biện pháp cụ thể hơn chứ không chỉ là xoa dầu cùlà cho dân nghèo không phẩn nộ ! Phải chi ông Mạnh, ông Dũng, ông Mạnh, ông Triết và đa sốlãnh đạo Đảng và Nhà nước VN đều "ngộ" ra được những điu này để thật sự biết thương và lo cho dân nghèo hơn thì vui biết mấy! Khổ nỗi, họ chỉ nghĩ đến chính họ + gia đình, thân thuộc cùng sự tồn vong của bè đảng; nhất là khi họ vẫn chủ quan tự mãn, rất kiêu hãnh và quá độc tài với quyền lực mà họ đang có trong tay. Cơn bão lạm phát rồi cũng sẽ qua đi nhưng nó sẽ để lại những hậu quả nào và VN sẽ dọn dẹp như thế nào để có thể kịp ổn định đời sống người dân? Ông Dũng chắc chắn phải bình tĩnh vững tay lèo lái con thuyền qua cơn bão này; nếu không, sự nghiệp chính trị của ông cũng sẽ bị đe doạ với những thử thách từ trong nội bộ đảng của ông. (4-2008)
Tài liệu tham khảo
Dermot McAleese (2002), Economics for Business: Competition, Macro-stability and Globalization, second edition. Boskin et al. (1998), ‘Consumer prices, the Consumer Price Index and the cost of living’, Journal of Economic Perspective.

No comments:

Blog Archive

About Me

An umbrella networking organization to further the interest of gays, Lesbians, bisexuals, transgender and friends of Vietnamese around the world. Its purpose is to create awareness, to develop a positive identity for the Vietnamese gay community, and to establish a network of gay Vietnamese and their friends. Tổ chức nói kết mạng cho người quan tâm đến người đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính, chuyển đổi giới tính và bạn bè của người Việt Nam trên toàn thế giới. Mục đích của nó là để tạo ra nhận thức, để phát triển một bản sắc tích cực cho cộng đồng đồng tính Việt Nam, và thiết lập một mạng lưới của Việt Nam đồng tính và bạn bè khấp nơi.