Kim cương & Đá quý
Bí mật của kim cương
Hơn một tỷ năm trước, ở sâu dưới lòng đất, sức nóng khủng khiếp cùng với áp suất cực cao đã tôi luyện nên những hạt kim cương mà người ta khai thác ngày nay. Các hạt này theo nham thạch núi lửa dần lên gần bề mặt trái đất. Sau mỗi trận phun nham thạch như thế, núi lửa để lại một hình trụ bằng đá có hình dáng tựa củ cà rốt gọi là kimberlite, trong ruột của nó nạm đầy kim cương, ngọc hồng lựu cùng vô số các thứ đá quý khác. Chữ "diamond" - kim cương - bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ, "adamas", có nghĩa là vô song. Người Ấn Độ từng khai thác kim cương và sử dụng trên những biểu tượng tôn giáo cách đây ít nhất 2.500 năm. Người La Mã thuộc thế kỷ thứ nhất cũng đã biết dùng nó này để khắc những đồ trang sức đá chạm. Trải qua các thời đại, kim cương được coi là vật huyền bí tượng trưng cho quyền uy và sự giàu sang. Vào thế kỷ thứ 16, viên kim cương 109 carat có tên Koh-I-Noor tìm được ở mỏ Kollur, miền nam Ấn Độ, được đánh giá là vật quý báu nhất của toàn bán lục địa Ấn Độ. Nước Anh chiếm được Koh-I-Noor năm 1849 khi hai xứ Lahore và Punjab trở thành thành viên của đế quốc Anh. Viên kim cương này nay đang nằm ở tháp Luân Đôn, chính là viên ngọc nằm ngay giữa vương miện làm riêng cho nữ hoàng Elizabeth vào năm 1937. Sự phổ biến của kim cương tăng lên ở thế kỷ 19, khi kỹ thuật đánh bóng và cắt đã đạt đến trình độ khá cao. Các nhà kim hoàn bắt đầu những chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Cái quý của kim cương không đơn thuần ở vẻ đẹp mà còn ở độ cứng, độ trơ, khả năng khúc xạ, phản xạ ánh sáng. Bởi thế, nếu ở thời cổ đại, người ta chỉ sử dụng nó làm đồ trang sức thì hiện nay, kim cương còn có mặt trong các thiết bị kỹ thuật ngành cơ khí, điện tử, vũ trụ... Ở dạng thô, kim cương không đẹp và ít chiết quang, nhưng sau khi được cắt, nó mang một vẻ đẹp riêng không gì sánh nổi. Có vô số cách cắt được nghĩ ra từ xưa đến nay như cắt “tròn”, “bánh mì” (hạt dưa), “vuông”, “trái tim”, “hoa hồng”. Một viên kim cương được cắt tốt khi nhìn từ trên xuống phải có màu trắng. Nếu được cắt không tốt, khi nhìn từ trên cao xuống sẽ thấy màu đen ở chính giữa và đôi khi có một cái bóng ở đỉnh viên. Quá trình cắt làm tăng giá trị của nó do làm tăng độ trong và tôn lên màu sắc, dù khối lượng giảm hơn 30%. Một cấu trúc tinh thể nguyên chất sẽ làm cho viên kim cương trở thành không màu. Tuy nhiên, hầu hết những viên kim cương đều không hoàn hảo. Màu sắc có thể tăng hay giảm giá trị của viên đá. Những đốm nhỏ màu vàng sẽ làm giảm giá trị kim cương đi rất nhiều trong khi màu hồng hay xanh dương (như viên kim cương Hope) sẽ làm nó trở nên quý giá hơn. Tạp chất thường gặp nhất trong kim cương là nitơ. Một phần nhỏ nitơ trong tinh thể kim cương sẽ làm cho nó có màu vàng, thậm chí màu nâu. Trong tiêu chuẩn GIA thì viên kim cương không màu là “D” và vàng là “Z”. Đôi khi người ta còn sử dụng các phương pháp quang học phức tạp để xác định màu. Những viên kim cương có điểm màu thật thấp hay thật cao rất hiếm, và cũng rất đắt tiền. Từ D đến G là những viên không màu, từ H đến J là gần như không màu, K-M là hơi có màu, N-Y là vàng nhạt hay nâu. Tuy nhiên, viên kim cương có màu vàng nhạt Z rất hiếm có và có giá trị rất cao. Trái với màu vàng và màu nâu, những màu khác khó tìm thấy hơn và có giá trị hơn. Chỉ cần viên kim cương hơi hồng hay xanh lam thì giá trị đã rất cao rồi. Tùy theo mạng tinh thể carbon bị thay thế bằng nguyên tố nào mà kim cương sẽ có màu đó. Những màu thường gặp là vàng, hồng, xanh dương, xanh lá cây, đỏ, nâu... Mặc dù từ năm 1796, nhà hóa học Smithson Tennan đã khám phá ra cấu trúc hoá học của kim cương là những phân tử carbon 4, nối với nhau bằng những liên kết đối xứng hình lập phương. Nhưng mãi cho đến thập niên 50 của thế kỷ 20, người ta mới bắt đầu thử chế tạo kim cương nhân tạo. Ban đầu, các nhà khoa học luyện than chì graphite ở 1.400 độ C, với áp suất cao hơn áp suất không khí 55.000 lần. Kết quả, họ thu được những viên đá nhỏ không tinh khiết, chỉ có thể dùng chế tạo lưỡi khoan nha khoa và làm lưỡi cưa sắt do độ cứng không cao. Nhiều nhà khoa học đã bỏ cuộc bởi không lo nổi chi phí cho các thí nghiệm kiểu này. Thế nhưng Linares vẫn theo đuổi và đã thành công. Robert Linares đã phát minh ra kỹ thuật chế tạo kim cương vào năm 1958. Năm 1966, ông khám phá trị số chính xác của hỗn hợp khí và nhiệt độ để có thể tạo những hột xoàn lớn dưới dạng một tinh thể duy nhất. Để có sự thẩm định vô tư về phẩm chất thứ đá quý nhân tạo này, Robert Linares mang viên đá 0,38 carat, thành phẩm của mình, đến chỗ Virgil Ghita, chủ tiệm nữ trang uy tín Ghita's ở phố Boston. Ông ta dùng cây nhíp nhỏ kẹp viên đá, nâng lên trước mắt phải và nhìn qua chiếc kính lúp của thợ vàng. Từ từ, ông ta xoay viên đá ngược phía ánh nắng nghiêng của buổi chiều rồi thốt lên: "Tôi không thấy một khiếm khuyết nào cả. Ông lấy ở đâu ra viên đá tuyệt vời này vậy?". Câu nói đó đủ để khẳng định sự thành công của Robert Linares. Robert Linares thực hiện một quy trình hóa học "lắng đọng khí", thực chất là nén carbon dạng khí trên các hạt giống kim cương để tạo thành những viên kim cương có kích cỡ lớn hơn chục lần, và dùng kim loại molten làm chất xúc tác ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cực cao. Kim cương từ đó mọc lên bên trên hạt giống dưới dạng carbon kết tinh. Sau này, công ty của gia đình Linares (có tên Apollo Diamond, trụ sở tại Boston bang Machasusette) mỗi tuần cho ra lò khoảng 20 carat kim cương trang sức và các tinh thể kim cương sử dụng cho nghiên cứu chế tạo vi mạch. Viên kim cương nhân tạo lớn nhất là 15 carat, do Russell Henley, Giám đốc phòng thí nghiệm địa vật lý thuộc Viện Carnegie làm ra. Gần đây, Henley tạo thứ kim cương được cho là rắn nhất. Thoạt đầu, ông cấy "hạt giống" kim cương từ trong phòng thí nghiệm, kế đó mang đặt vào lò có áp suất lẫn nhiệt độ cực kỳ cao làm thay đổi cấu trúc nguyên tử của kim cương. Viên đá quý này trở nên cứng đến mức làm vỡ máy đo độ cứng, dù rằng bộ phận của máy cũng được làm từ kim cương. Do nhu cầu về kim cương trong các các lĩnh vực y khoa, công nghệ thông tin, vũ trụ, máy bay, quân sự... ngày càng lớn nên rất nhiều công ty đang cạnh tranh ráo riết trong sản xuất kim cương nhân tạo. Công ty Gemesis (tại Sarasota, bang Florida) đã phát minh cách chế tạo kim cương màu xanh dương, loại cực hiếm trên thị trường.
Năm 1664, viên kim cương này được chọn làm của hồi môn cho công chúa Tây Ban Nha, Infanta Magarita Teresa, người từng được danh họa Valquez khắc họa chân dung với bức tranh nổi tiếng Las Meninas.Hôm qua (10/12/2008), viên kim cương xanh 35,56 carat đã trở thành viên kim cương đắt giá nhất thế giới khi nó được bán đấu giá thành công tại hãng đấu giá Christie (London, Anh).Viên kim cương này được lưu giữ qua nhiều thế kỷ, từ đời này qua đời khác trong hoàng gia Tây Ban Nha đã được ông chủ một hãng kim hoàn, Laurence Graff, 69 tuổi mua với giá 16,4 triệu bảng (tương đương 24,6 triệu USD). Năm 1664, viên kim cương này chính là của hồi môn của công chúa Tây Ban Nha, Infanta Magarita Teresa.Graff cho biết ông dự định sẽ tạo dáng lại cho viên kim cương này trước khi đặt nó vào trong tủ kính và bán lại.Trước phiên đấu giá, các chuyên gia của hãng Christie chỉ hy vọng nó sẽ được mua với giá 9 triệu bảng (tương đương 13,5 triệu USD) nhưng khi xuất hiện hai nhà đấu giá “liều lĩnh” thì giá của nó đã được đẩy lên rất cao.Lúc đầu, người ta phát giá 6 triệu USD, sau đó giá được tăng lên gấp 2,5 lần (15 triệu USD) khi ông Graff có một đối thủ cạnh tranh đáng gờm là Aleks Paul, người Nga, chủ tịch hãng Essex Global Trading có trụ sở ở New York. Cuộc trả giá giữa hai đối thủ khiến những người tham gia khác phải toát mồ hôi hột vì mức giá quá cao. Nhưng cuối cùng, chủ tịch Essex Global Trading phải đầu hàng trước Graff khi ông này trả giá 16,393 triệu bảng (tương đương 24,6 triệu USD).Trở thành chủ sở hữu của viên kim cương đắt nhất thế giới, ông Graff tỏ ra rất hào hứng: “Công việc kinh doanh của tôi chắc chắn sẽ rất phát đạt và đây chính là đỉnh cao trong sự nghiệp của tôi”. Laurence Graff đã trở thành chủ sở hữu của viên kim cương đắt giá nhất thế giới này |
Cứng và to hơn: Chih-shiue Yan, trưởng nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Địa Vật lý của Viện Carnegie, Washington, cho biết: ''Chúng tôi tin rằng kết quả tạo được kim cương nhân tạo cứng tới mức phá vỡ thiết bị đo là bước đột phá lớn trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Ngoài ra, chúng tôi có thể tạo các tinh thể có kích cỡ bằng viên đá quý trong vòng 1 ngày''.
Nhóm nghiên cứu của ông Yan đã tạo tinh thể kim cương bằng cách sử dụng một quy trình mang tên lắng đọng bốc hơi hoá chất tỷ lệ tăng trưởng cao. Trong quy trình này, khí hydro và mê-tan bị bắn phá bằng các hạt nhiễm điện hay plasma trong một buồng kín. Sau đó, họ cho các tinh thể trên chịu áp suất và nhiệt độ cao trong vòng 10 phút để làm chúng cứng hơn nữa.
Rẻ tiền song lại nhỏ quá! Còn nhớ vào tháng 7 năm ngoái, một nhóm chuyên gia thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (tỉnh An Huy) khẳng định đã tạo được những viên kim cương nhỏ từ carbon dioxide. Theo họ, phương pháp này có thể rẻ tiền và hiệu quả hơn một số kỹ thuật tổng hợp kim cương hiện nay. De Beers, công ty khai thác kim cương lớn nhất trên thế giới, hoan nghênh tiến bộ trong công nghệ sản xuất kim cương nhân tạo song cho rằng những viên đá này nên được phân biệt với đá tự nhiên. Một số chuyên gia khác lại tỏ ý nghi ngờ vì kích cỡ của chúng quá nhỏ.Chen và đồng nghiệp đã tạo ra kim cương bằng cách cho CO2 phản ứng với natri kim loại trong một chiếc lò điều áp ở 4400C và 800 atmosphere. Đây là nhiệt độ thấp nhất từ trước tới nay. Các phương pháp tổng hợp kim cương hiện tại cần áp lực lên tới 5 triệu atmosphere và nhiệt độ đạt tới 1.4000C.Sau 12 giờ, các hạt kim cương có thể được tách ra khỏi natri carbonate, graphite và CO2 dư. Natri kim loại là một nguyên liệu nguy hiểm vì nó phản ứng mạnh với hơi nước. Để đảm bảo nó được sử dụng hết, nhóm nghiên cứu sử dụng nhiều CO2. Theo ông Chen, họ đã tiến hành thủ tục này hơn 80 lần và không gặp phải bất kỳ vấn đề nào liên quan tới sự an toàn.Những viên kim cương đầu tiên có đường kính khoảng 0,25mm. Mặc dù kích cỡ đó quá nhỏ để dùng trong nhẫn cưới hoặc vòng cổ, song chúng lại là "lý tưởng" trong các công cụ cắt và mài công nghiệp. Theo thời gian, nhóm nghiên cứu đã cải thiện tiến trình sản xuất kim cương tới độ tạo ra những viên có đường kính 1,2mm. Chúng trong suốt và không màu, có thể sử dụng để làm trang sức.Việc cải thiện chất lượng kim cương nhân tạo đang đe dọa thị trường kim cương tự nhiên. Mỗi năm có khoảng 20 tấn kim cương tự nhiên được khai thác, trong khi có đến khoảng 600 tấn kim cương nhân tạo được tạo ra dành cho các ứng dụng trong công nghiệp.
Bí ẩn những viên ngọc thời cổ ở Trung Hoa
Tương truyền, nhờ có khả năng kỳ diệu mà ngọc thạch đem lại, Từ Hy Thái hậu vẫn giữ được sự tươi trẻ, uy nghiêm khi sắp qua đời.Tương truyền, Thái hậu Từ Hy lúc còn trẻ đã có cái thú mê ngọc và xem ngọc như vật bất ly thân. Bà được một nhà sư Lạt ma bí mật chỉ cho cách dùng ngọc để giữ gìn sắc đẹp. Cách đó rất ly kỳ như sau: muốn cho làn da mãi mãi tươi nhuận, dù già mà vẫn không có nếp nhăn thì dùng ngọc trai nấu nhừ, tán nhuyễn, pha với sữa của phụ nữ có con so rồi thoa lên mặt, lên da ở bất cứ đâu mỗi buổi sáng tối như ngày nay phụ nữ thoa kem dưỡng da. Hoạt chất đặc biệt ở ngọc trai sẽ giúp duy trì sự tươi trẻ. Điều này đã được chứng minh, Từ Hy sau này khi đã trên 60 tuổi nhưng nhan sắc vẫn còn như người ở tuổi thanh niên. Tương truyền rằng lúc qua đời ở tuổi 70, nhan sắc của bà vẫn còn tươi tắn! Người ta khẳng định rằng, có được nhan sắc đó là nhờ vào tính năng ưu việt của ngọc thạch. Nguyên là lúc nào trong người của bà Từ Hy cũng mang theo hai viên bạch ngọc thuộc loại quý hiếm nhất, chúng có kích cỡ to bằng quả trứng. Chính các Lạt ma đã bảo đảm với Thái hậu rằng, khi nào bà còn giữ được hai viên bảo ngọc đó trong người thì sinh lực sẽ luôn dồi dào, ngọc sẽ đẩy lùi được mọi bệnh tật... Đúng hay sai về truyền thuyết trên, cho đến nay chưa ai chứng minh được. Nhưng rõ ràng là người ta vẫn cứ tin rằng ngọc thạch có nhiều khả năng kỳ lạ, huyền bí như những truyền thuyết. Bởi thế, cho mãi đến ngày nay, người Trung Hoa vẫn tôn sùng thứ bảo thạch đó và họ đã đem cái thú đam mê này truyền sang cho rất nhiều người trên thế gian!(Theo Anh Khoa - www.suckhoedoisong.vn)
http://blog.timnhanh.com/jamny/comment/35A71E6A
Hồng ngọc
Hồng ngọc, hay ngọc đỏ, là một loại đá quý thuộc về loại khoáng chất corundum. Chỉ có những Corundum màu đỏ mới được gọi là hồng ngọc, các loại corundum khác được gọi là sa-phia (tiếng Anh: sapphire). Màu đỏ của hồng ngọc là do thành phần nhỏ của nguyên tố crôm trong ngọc tạo nên. Tên loại đá này (tiếng Anh: ruby) xuất phát từ ruber trong tiếng La tinh có nghĩa là "màu đỏ". Hồng ngọc trong tự nhiên rất hiếm, các loại hồng ngọc được sản xuất nhân tạo tương đối rẻ hơn. Công thức hóa học của hồng ngọc là Al2O3, ở dạng α-alumina với một phần nhỏ các ion Al3+ được thay bởi các ion Cr3+.Hồng ngọc có độ cứng 9 trên thang độ cứng Mohs của độ cứng khoáng sản. Trong các loại đá quý chỉ có kim cương là cứng hơn với thang độ 10. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 19 người ta biết được quan hệ họ hàng giữa hồng ngọc và sa-phia khi sự phân tách giữa hai loại đá trên không nằm trong chất liệu của đá mà dựa trên màu sắc. Cả sa-phia và hồng ngọc đều thuộc nhóm corundum nhưng xa phia là tên gọi các mẫu tinh thể có các màu khác nhau ngoại trừ màu đỏ. Hồng ngọc có màu đẹp và tinh khiết rất hiếm có trong tự nhiên. Chính crôm, nguyên tố tạo màu cho hồng ngọc, lại là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Mặc dù tạo cho hồng ngọc một màu rất đẹp khi loại đá quý này hình thành hằng triệu năm trước đây, crôm cũng đồng thời tạo nên các vết nứt gãy bên trong các tinh thể. Chỉ có rất ít tinh thể hồng ngọc là có thể kết tinh dưới các điều kiện tối ưu để trở thành một hòn đá quý hoàn mỹ. Vì thế những viên hồng ngọc đẹp lớn hơn 3 cara là rất hiếm.Ngoại trừ châu Nam Cực ra các châu khác đều có mỏ hồng ngọc. Thường chỉ có hồng ngọc từ châu Á mới được ưa chuộng. Myanmar, Thái Lan và Sri Lanka, nơi các mỏ bắt đầu hiếm đi, là các nước xuất khẩu quan trọng nhất. Hồng ngọc cũng được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Afghanistan và Việt Nam. Hồng ngọc từ châu Phi (Kenya, Tanzania...) cũng có giá trị cao. Bắc Mỹ (North Carolina), Nam Mỹ (Colombia) và ở Úc chỉ có ít quặng mỏ hồng ngọc. Ở châu Âu người ta cũng đã phát hiện loại đá quý này ở Phần Lan, Na Uy và Macedonia. Hồng ngọc từ mỗi nước có những khác nhau nhỏ.
Ngọc lục bảo là một loại khoáng chất berin của berylli có màu xanh với các sắc độ của màu lục và màu lục hơi ngả sang màu lam (bluish green). Màu xanh của ngọc lục bảo xuất phát từ hàm lượng nhỏ crôm và vanađi trong khoáng chất. Ngọc lục bảo có thể được sản xuất nhân tạo.
Đá quý: Có nhiều cách phân loại đá quý, theo cách phân loại của Zales một nhà phân phối đá quý; họ chia làm 3 loại là Kim cương, Ngọc trai nhân tạo và đá quý có mầu. Trong loại đá quý có mầu lại chia tiếp ra làm 2 loại là Đá quý giá trị (precious gemstone) và bán đá quý (semi-precious gemstone). Từ các loại đá quý này, còn có loại đá tự nhiên và đá nhân tạo tổng hợp (synthetic). Hầu hết các loại đá quý đều có thể tổng hợp nhân tạo được, tuy nhiên chỉ có một số loại đá quý sau thường hay được tổng hợp nhân tạo là emerald (ngọc lục bảo), sapphire và ruby.
Đá quý giá trị (precious gemtones): chỉ có 3 loại đá quý mầu được xếp loại trong nhóm đá quý giá trị là Ngọc lục bảo (emerald), Ruby và Sapphire.
Bán quý giá trị (semi-precious gemtones): Ngoài 3 loại kể trên thì các loại đá quý có mầu khác đều rơi vào nhóm này.
Đá saphia. |
Từ xa xưa, người cổ đại đã biết dùng đá quý để chữa bệnh. Họ tin rằng đá quý có khả năng điều chỉnh sự mất cân bằng trong cơ thể và tạo nên năng lượng bên trong con người. Các bậc vua chúa đã dùng đá quý như một vật tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực. Họ đeo đá quý quanh đầu với niềm tin chúng sẽ giúp trở nên thông thái hơn. Người Hy Lạp, Ai Cập, La Mã cổ đại thì dùng đá quý như những tấm bùa để bảo vệ bản thân.
Các loại đá quý thường được dùng trong những nghi thức thuộc về tâm linh. Chúng được đặt lên người khi massage, hoặc cho vào nước uống, nước tắm nhằm chuyển hóa năng lượng, giúp bảo vệ con người khỏi bị thương, tăng khả năng thần giao cách cảm...
Các bác sĩ chuyên về phương pháp chữa bệnh bằng đá cho rằng những viên đá có khả năng thu hút năng lượng từ suy nghĩ của con người, nên có tác dụng chữa bệnh. Người ta còn dùng những viên đá nhiều màu sắc, phản chiếu ánh sáng của thiên nhiên để làm tăng sức mạnh của cơ thể. Phương pháp này dựa trên sự hài hòa, trao đổi năng lượng giữa hai vật thể khác nhau, đó là đá và cơ thể con người. Dưới đây là một số loại đá quý và tính năng của chúng.
Hổ phách (còn gọi là huyết phách, minh phách) là nhựa đã hóa thạch của một loài thông cổ ngày nay đã tuyệt chủng. Hổ phách thường ở dạng khối nhũ, màu sắc rất trong và đẹp. Hổ phách được người Trung Hoa sử dụng từ những năm 90 sau Công nguyên và được khai thác, buôn bán rộng rãi từ thế kỷ 13.
Đông y cho rằng hổ phách có tác dụng an thần, định kinh, lợi tiểu..., đeo bên mình thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe. Hổ phách thường được chế tác thành những đồ trang sức như nhẫn, vòng, hoa tai...
Căn phòng hổ phách nổi tiếng do vua nước Phổ là Friedrich Wilheim I tặng cho vua nước Nga Piere Đại đế được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Nó được chạm trổ và dát toàn bằng hổ phách. Căn phòng được đặt trong Cung điện Mùa Đông, nhưng trong Chiến tranh thế giới thứ 2 đã bị phát xít Đức cướp đi. Số phận của căn phòng hổ phách ra sao hiện giờ vẫn là một bí mật.
Đá thạch anh được con người phát hiện từ gần 300.000 năm trước, là loại tinh thể nhiều màu hồng, tím rất bắt mắt. Nhiều dấu tích cho thấy con người thời kỳ tiền sử đã biết sử dụng thạch anh làm đồ trang sức. Từ xa xưa, thạch anh đã được coi là một loại đá có khả năng chữa bệnh. Thạch anh tím có thể chữa bệnh mất ngủ, giúp con người giữ được niềm tin và lòng dũng cảm. Trang sức đá thạch anh hồng giúp con người tăng cường thể lực và tinh thần. Nhiều loại đá thạch anh được dùng trong các thiết bị massage để day vào các huyệt đạo giúp lưu thông khí huyết và điều tiết năng lượng. Người Hy Lạp cổ sử dụng những chiếc cốc làm bằng đá thạch anh đỏ và cho rằng nó sẽ giúp lọc chất độc, hoặc uống rượu mà không bị say.
Ngọc lục bảo là loại đá có màu xanh lam (do lượng crôm trong đá tạo nên). Ngọc lục bảo rất hiếm vì sự hình thành của nó đòi hỏi những điều kiện địa chất rất đặc biệt. Từ 2.000 năm trước, con người đã sử dụng ngọc lục bảo như một thứ tiền tệ để trao đổi và làm đồ trang sức.
Những nhà tiên tri thường sử dụng ngọc lục bảo như một vật giúp họ tiên đoán được tương lai. Người ta cho rằng ngọc lục bảo có khả năng dự báo bệnh tật (màu sắc của ngọc lục bảo thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe của người đeo).
Đá saphia có nhiều màu sắc được con người sử dụng từ 800 năm trước Công nguyên. Đá saphia có nhiều ở Ấn Độ, Miến Điện, Himalaya. Áp suất và nhiệt độ lòng đất làm cho ôxit nhôm kết tinh thành những viên đá saphia đẹp màu trắng. Một lượng nhỏ các khoáng chất khác, chẳng hạn sắt và crôm, làm cho saphia có sắc xanh, đỏ, vàng, hồng, tím, da cam hoặc lục nhạt. Người xưa quan niệm đeo đá saphia sẽ ngăn được ma quỷ. Có thời kỳ các thầy thuốc cổ đại dùng saphia để chữa các chứng bệnh liên quan đến cơ, xương khớp, đau đầu, đau bụng, chảy máu cam...
Ngọc topaz là một loại đá quý có màu vàng, trong suốt. Theo truyền thuyết, topaz là một trong những viên đá che chở con người chống lại các dịch bệnh, vết thương, đột tử, những phép thuật tiêu cực, sự đố kỵ và những ý nghĩ điên rồ. Topaz còn được đeo để giúp giảm cân, chữa các bệnh về hệ tiêu hóa .
Đá peridot: Nhiều tài liệu cho thấy nữ hoàng Ai Cập Cleopatra rất thích đá peridot. Đây là loại đá quý hiếm sinh ra từ núi lửa, có màu xanh hơi vàng. Đá peridot chất lượng được khai thác ở các vùng như Arizona, Nauy, khu vực biển Hồng Hải. Người xưa tin việc đặt đá này lên giường sẽ tốt cho hệ thần kinh, làm giảm cơn giận dữ và những hành động tiêu cực. Người La Mã tin đá peridot sẽ giúp họ yêu đời mỗi khi cảm thấy chán nản, và có khả năng chữa bệnh về gan, đau thần kinh tọa, đau lưng .
Đá carnelian: Tên loại đá này có nghĩa là sự sống. Người xưa cho rằng carnelian có khả năng chữa bệnh. Carnelian làm giảm sự giận dữ và có thể cầm máu khi bị thương.
Đá muối Himalaya: Có giải thuyết: Cách đây hàng chục triệu năm Tây Tạng là một vùng biển, vì thế loại đá muối ở Himalaya là một quà tặng đặc biệt của tạo hóa. Đá muối Himalaya được cho là tinh khiết, không chỉ hấp dẫn bởi màu sắc vô cùng đa dạng mà còn có công dụng chữa nhiều bệnh. Nó giúp cơ thể cân bằng năng lượng, giảm các chứng đau đầu mệt mỏi, thậm chí hỗ trợ cho hoạt động của tim, phổi, thận.
Ngoài ra còn rất nhiều loại đá khác được con người sử dụng như đồ trang sức và bảo vệ sức khỏe như đá beryl (màu xanh, vàng) giúp mạng lại sự vui vẻ, có tác dụng cho tim mạch và cột sống; đá bloodstone được người Hy Lạp coi là máu của Chúa Jesus, có tác dụng cầm máu vết thương, giúp những người leo núi tăng cường sức lực; đá mã não giúp tăng trí nhớ, sự kiên nhẫn và sức chịu đựng;...
Cho đến ngày nay, quan niệm về khả năng chữa trị bệnh của các loại đá của người xưa vẫn chưa được khoa học hiện đại kiểm chứng. Ngoài tác dụng làm đồ trang sức thì các tính năng chữa bệnh của chúng vẫn còn là một ẩn số.
Mới đây, các nhà khoa học Pháp đã tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy một số loại đá có khả năng trao đổi năng lượng. Thậm chí họ còn chứng minh rằng đá không phải là một tĩnh vật mà có thể “thở”, vận động và tiềm ẩn nhiều nguồn năng lượng có tác động đến con người.
- Tương truyền, nếu bạn mang đúng viên đá biểu tượng cho ngày sinh của mình thì bạn sẽ được bảo vệ khỏi tai ương, có thể vượt qua mọi trở ngại để đến bến bờ hạnh phúc. Bạn có tin không?
1/- GARNET (Ngọc hồng lựu - ngày sinh từ 21/12 đến 20/1): Là loại đá của sức sống và nghị lực. Garnet tượng trưng cho tình yêu chân thật, tin cậy và bất tận. Garnet sẽ mang lại may mắn trong tình yêu, tình bạn và ngăn chặn kẻ thù tấn công bạn.
Màu sắc: đỏ thẳm.
2/- AMETHYST (Thạch anh tím - ngày sinh từ 21/1 đến 20/2): Biểu tương của sự khôn ngoan, sức mạnh và tự tin. Đây là một trong những loại đá tốt nhất cho những ai đang ở trong tình trạng căng thẳng hay bị chứng đau nửa đầu. Ngoài ra nó còn tốt cho những người dễ bị nổi cáu. Amethyst mang đến sự hài hòa và thanh thản trong tâm hồn.
Màu sắc: hoa cà, tím
3/. AQUAMARINE (Ngọc xanh biển - ngày sinh từ 21/2 đến 20/3): Biểu tương của sự hòa bình và yên tĩnh. Người ta tin rằng loại đá này sẽ mang đến sự dễ chịu cho các cặp vợ chồng. Sức mạnh của nó có thể giúp người chồng hay người vợ bày tỏ quan điểm, ý kiến riêng của mình dễ dàng hơn. Nếu mơ về Aquamarine thì có nghĩa là bạn sắp gặp những người bạn mới.
Màu sắc: xanh biển hơi ngả xanh lá hay xanh biển.
4/. DIAMOND (Kim cương - ngày sinh từ 21/3 đến 20/4): biểu tương của tình yêu vĩnh cửu, sự hoàn hảo, tinh khiết và ngây thơ. Viên đá này gắn kết giữa sức mạnh và sự may mắn. Khi đeo nó bên mình, bạn sẽ có một giấc ngủ yên bình, không mộng mị.
Màu sắc: trắng, xám đen, vàng nhạt, hơi đỏ, hơi xanh lá hay không màu.
5/. EMERALD (Ngọc lục bảo - ngày sinh từ 21/4 đến 20/5): Biểu tương của sự phát triển và tốt đẹp, là loại ngọc làm tăng tính sáng tạo và nhận thức. Nó đóng vai trò như một loại thuốc an thần tự nhiên, giúp bạn vơi đi sự lo lắng khi gặp vấn đề khó khăn. Emerald tượng trưng cho sự thanh bình, hạnh phúc và thành công trong tình yêu.
Màu sắc: xanh hơi ngả vàng, xanh lá.
6/. PEARL (Ngọc trai - ngày sinh 21/5 từ đến 20/6): Biểu tượng cho sự thuần khiết, trong trắng và Aphrodite - nữ thần tình yêu trong thần thoại Hy Lạp. Ở một số nước nó còn tượng trưng cho thành công, tình yêu và hạnh phúc. Pearl được dùng như một món quà cưới. Ngoài ra nó giúp người sở hữu có thể hiểu được chính mình.
Màu sắc: trắng, nâu, đen, bạc, kem hay hồng.
7/. RUBY (Hồng ngọc - ngày sinh từ 21/6 đến 20/7): Là một trong những loại đá hoàn hảo nhất. Ruby tượng trưng cho mặt trời, quyền lực, tự do, may mắn và vui vẻ. Nếu đeo gần tim thì viên đá này sẽ giúp cho tình yêu của bạn thêm mặn nồng. Ngoài ra nó còn giúp lưu thông máu và giúp ngủ ngon.
Màu sắc: đỏ hồng đến đỏ tím.
8/. PERIDOT (ngày sinh từ 21/7 đến 20/8): Là loại đá tượng trưng cho lòng nhiệt tình, khoan dung, tiếng tăm, phẩm giá và bảo vệ. Peridot giúp cân bằng cảm xúc và chữa lành vết thương tình cảm trong quá khứ.
Màu sắc: xanh lá, xanh hơi ngả sang vàng, xanh ô liu.
9/. SAPPHIRE (ngày sinh từ 21/8 đến 20/9): Là loại đá của vận mệnh, biểu tượng cho niềm tin và sự hào hiệp. Nó đem lại cho bạn những điều tốt lành nhất và biến nhưng giấc mơ thành sự thật. Viên đá mang đến sự may mắn trong tình yêu. Ngoài ra Sapphire còn đại diện cho lòng trung thành và niềm hy vọng.
Màu sắc: xanh, hồng, tím, vàng, cam…
10/. Opal (Ngọc mắt mèo - ngày sinh từ 21/9 đến 20/10): Là nữ hoàng của các loại đá quý. Mỗi viên Opal có một nét đẹp tinh tế khác nhau, rực rỡ và óng ánh sắc màu.Opal là biểu tượng cho hy vọng, hành động tích cực và sự thành đạt.
Màu sắc: có nhiều màu, đặc biệt là màu đỏ phát ra ánh lửa.
11/. YELLOW TOPAZ (đá Topaz vàng - ngày sinh từ 21/10 đền 20/11): Được đánh giá là có khả năng chữa bệnh rất tốt. Nó giúp bạn điều tiết cơn giận, giảm stress. Loại đá này chủ yếu dành cho những người bị chưng mất ngủ… Yellow Topaz mang đến sự ấm áp cho cuộc sống của bạn.
Màu sắc: vàng, vàng cam và hồng cam.
12/. TURQUOISE (Ngọc lam - ngày sinh từ 21/11 đến 20/12): giúp bạn khởi đầu những dự án mới. Người xưa cho rằng khi loại đá này ngả sang màu khác thì đó là sự cảnh báo cho nguy hiểm hay bệnh tật. Turpuoise mang đến niềm vui, hạnh phúc và sự may mắn.
Màu sắc: xanh da trời, xanh lá.
1. Amber (Hổ phách)
2. Amethyst (Thạch anh tím)
3. Aquamarine (Ngọc xanh biển)
4. Diamond (Kim cương)
5. Emerald (Ngọc lục bảo)
6. Jade (Ngọc Bích)
7. Opal (Ngọc mắt mèo)
8. Sapphire (đá Saphia)
9. Ruby (Hồng ngọc)
10. Peridot (đá Peridot)
11. Agate
12. Carnelian
13. Garnet
14. Bloodstone
15. Beryl
16. Topaz
17. Onyx (Cẩm thạch)
No comments:
Post a Comment