"Sát thủ đại dương"
1- Mực ống
Ảnh: taisha.org. |
Con người biết rất ít về mực ống khổng lồ, bởi chúng sống dưới tầng nước sâu ở Thái Bình Dương. Sự bí ẩn của chúng ngày càng tăng bởi những câu chuyện của ngư dân, theo đó chúng thường vươn những xúc tu khổng lồ từ đáy biển để xé toạc thuyền của họ. Ngư dân hiếm khi nhìn thấy mực ống khổng lồ còn sống, bởi chúng thường chết khi mắc vào lưới đánh cá. Giới khoa học cho rằng mực ống khổng lồ có thể đạt chiều dài tối đa 18m và trọng lượng 900kg.
Ảnh: discovery.com. |
Cá nhà táng là loài to lớn nhất trong nhóm cá voi có răng. Chiều dài tối đa của chúng có thể lên tới 18m.
Ảnh: Paul Grover |
Với bề ngang trung bình 1,5m và trọng lượng tối đa 10kg, loài cua Paralithodes Camtschaticus (còn gọi là cua vua) thực sự là đối thủ đáng gờm của nhiều loài dưới biển.
Ảnh: itsnature.org. |
Con vật gớm ghiếc trong ảnh là cá vảy chân - một trong những động vật biển xấu xí nhất hành tinh. Chúng sống gần đáy đại dương, nơi hầu như không có ánh sáng. Phần lớn cá vảy chân có chiều dài thân trung bình vào khoảng 30cm. Một số con có thể đạt tới chiều dài 90cm. Da của chúng có màu nâu sẫm hoặc xám sẫm.
Ảnh: National Geographic. |
Với chiều dài thân trung bình khoảng 9m và trọng lượng 4.500kg, cá voi sát thủ thực sự là kẻ săn mồi đáng sợ trong đại dương. Chúng ăn cá, hải cẩu và thậm chí cá mập. Người ta từng nhìn thấy cá voi sát thủ phá tan băng để bắt hải cẩu và lao vọt lên không trung để bắt chim.
Sống ở độ sâu khoảng 5km dưới mặt biển, cá răng nanh (fangtooth) là một trong những loài cá săn mồi đáng sợ dù chiều dài tối đa của chúng chỉ là 16cm. Đúng như cái tên của chúng, cá răng nanh sở hữu hàm răng đầy sức mạnh, với hai chiếc răng lớn và nhiều răng nhỏ. Loài cá này sống được ở cả những vùng nước ấm và vùng nước lạnh.
Ảnh: John Taylor |
8- Cá rồng
Cá rồng sống dưới đáy biển và nổi tiếng với thân hình mỏng, hàm răng lớn. Tuy chiều dài thân chỉ vào khoảng 15cm, song loài cá này cũng là một kẻ săn mồi đáng sợ. Chúng nhử mồi bằng một bộ phận phát sáng gắn liền với má.
9- Cá vây tay
Cá vây tay (Coelacanth) từng được cho là đã tuyệt chủng cách đây 400 triệu năm, song vào năm 1938 người ta phát hiện chúng. Loài cá này dài trung bình 170cm và nặng 60kg. Chúng không có giá trị thương mại, bởi khi chết các mô của cá đẩy mỡ ra ngoài khiến thịt trở nên chua.
10- Cá đá.
Cá đá (stonefish) là loài cá có nọc độc đáng sợ nhất hành tinh. Chúng cũng là bậc thầy trong nghệ thuật hóa trang, bởi cơ thể của chúng có thể hòa lẫn vào môi trường xung quanh. Cá đá chẳng bao giờ tấn công bất kỳ con vật nào. Thay vào đó chúng chờ còn mồi chạm vào cơ thể chúng. Nọc độc của cá đá có thể gây liệt hoặctử vong ngay lập tức.
Ảnh chụp cận cảnh miệng của một con cá mập trắng cho thấy nó có những chiếc răng sắc nhọn. |
Cá mập voi bơi với chiếc miệng mở rộng để xơi gọn những con cá nhỏ và sinh vật phù du. |
Cá mập hổ được gọi như vậy vì có những sọc vằn trên mình giống như hổ. Chúng là những kẻ săn mồi hung dữ. |
Cho dù có hàm răng nhọn và ngoại hình dữ tợn, loài cá mập cát này thực ra khá hiền lành, chúng chỉ tấn công con người để tự vệ. |
Cá mập hay cá nhám thường thích bơi dưới đáy biển ở những vùng nước ấm thuộc phía tây Đại Tây Dương và đông Thái Bình Dương. |
Cá nhám búa rất hung dữ. Chúng ăn các loài cá nhỏ, mực, bạch tuộc và tôm cua. Chúng không chủ động săn người nhưng sẽ tấn công khi bị kích động. |
Loài cá mồm rộng này lớn thứ 2 sau cá mập voi. Chúng có thể dài tới 10 m. |
Nằm trong số những loài hay tấn công người, cá mập bò đực thích bơi ở những vùng nước nông ven biển, nơi con người hay đi tắm. |
Cá mập Galápagos cái thường có những vết thương sâu trên mình do con đực gây ra lúc giao phối. |
Cá mập đốm đen sống chủ yếu ở những vùng nước nông nhiệt đới thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. |
Cá mập trắng có thân hình của một quả ngư lôi với chiếc đuôi cực khỏe có thể đẩy chúng bơi trong nước với vận tốc 24 km/ |
Cá mập trắng khoe hàm răng nham nhở gớm giếc hoặc cắn vào nhau trông như đang cười. Dưới đây là những bức ảnh về hung thần dưới đại dương.
Ông Amos Nachoum đã bắt được khoảnh khắc khi con cá mập trắng tiến gần đếncamera của ông và hàm răng cắn vào nhau khiến nó trông như đang cười. Ảnh:Barcroft USA. |
Người thợ lặn tiến gần đến con cá mập khổng lồ, khi nó đang mê mải săn đuổi đàn cá nhỏ. Ảnh: Barcroft USA. |
Amos Nachoum ghi lại được những hình ảnh hiếm hoi của sát thủ đại đương ở ngoài khơi, gần khu resort Guadalupe của Mexico. Ảnh: Barcroft USA. |
Dù cá mập trắng có hàm răng gớm giếc, Nachoum khẳng định ông không hề cảm thấy bị đe dọa khi tiến sát đến hung thần của đại dương. Ảnh: Barcroft USA. |
Con cá mập trắng này có chiều dài hơn 5m. Ảnh: Barcroft USA. |
"Nguy hiểm là trong suy nghĩ của bạn mà thôi", Nachoum nói. Ảnh: Barcroft USA. |
Nachoum thường dẫn đầu các chuyến thám hiểm dưới dại dương của National Geographic và tác phẩm của ông được đăng tải trên các ấn phẩm ở khắp nơi trên thế giới. Những tấm ảnh về con cá này xuất hiện trên Telegraph hôm qua. Ảnh: Barcroft USA. |
Cá mập trắng ngoi lên mặt nước để đớp hải cẩu con tại vịnh False, Nam Phi. Ảnh: AP. |
Cá mập trắng lớn là động vật săn mồi sinh sống ở vùng duyên hải trên khắp các đại dương. Với chiều dài lên tới 6 mét và nặng trung bình 2 tấn, chúng là loài cá săn mồi lớn nhất giữa trùng khơi.
Neil Hammerschlag, một nhà khoa học của Đại học Miami (Mỹ) theo dõi 340 cá mập trắng lớn khi chúng tấn công hải cẩu gần một hòn đảo tại Nam Phi. Ông nhận thấy chúng thường theo dõi con mồi từ khoảng cách không quá gần song cũng chẳng quá xa. Ngoài ra cá mập trắng còn biết rút kinh nghiệm từ những cuộc săn mồi trước đó.
Cá mập trắng thường tấn công dữ dội con mồi trước tiên và chờ cho nạn nhân yếu dần đi rồi mới xơi thịt. |
Sách kỷ lục Guinness thế giới đã ghi nhận 2 con cá mập trắng lớn nhất từng được bắt, gồm một con dài 11 m tại vùng nước phía nam Australia vào những năm 1870, và một con dài 11,3 m bị mắc bẫy tại New Brunswick, Canada, vào khoảng năm 1930. |
Nhiều tai nạn chết người xảy ra là do cá mập tưởng bóng nạn nhân bơi phía trên mặt nước là hải cẩu. Nhiều chuyên gia cho rằng, thực chất cá mập không hề thích xơi thịt người. |
Cá mập trắng, giống nhiều loài cá mập khác, có nhiều hàm răng nằm phía sau hàm chính, giúp chúng thay thế răng gãy dễ dàng. Khi cắn được con mồi, chúng sẽ lắc lư đầu thật mạnh và hàm răng sẽ trở thành một chiếc cưa xé nát nạn nhân. Chúng thường nuốt răng gẫy cùng với những tảng thịt được xé. |
Trong khi cá mập trắng vẫn được coi là nỗi kinh hoàng của con người, thì về cơ bản, chúng không coi con người là mục tiêu săn mồi. Nhiều tai nạn xảy ra có thể là do con vật bị kích động hoặc xuất phát từ sự hiếu kỳ. Chúng cũng thường cắn thử những miếng bọt biển, vật nổi lềnh bềnh trên mặt nước... để xem cảm giác như thế nào. |
Cá mập trắng có thêm một giác quan giúp chúng phát hiện những từ trường phát ra từ sinh vật sống. Mỗi khi một sinh vật sống di chuyển qua, nó sẽ phát ra một từ trường, và cá mập trắng có thể nhanh chóng phát hiện ra dù chỉ bằng một phần tỷ volt. |
Theo Trung tâm nghiên cứu cá mập Canada, con cá mập trắng lớn nhất được đo đạc chính xác là một con cái bị bắt năm 1988 ngoài khơi đảo Prince Edward, Canada, và có chiều dài 6,1 m. |
Cá mập trắng chỉ tập trung vào con mồi mà chúng chọn (thường là những con non và sống đơn độc). Chúng luôn bơi cách mục tiêu khoảng 90 mét. Khoảng cách đó đủ gần để quan sát con mồi, nhưng đủ xa để chúng không bị phát hiện. Cá mập trắng tấn công khi mục tiêu lọt vào khu vực tối hoặc có ít ánh sáng. Chúng thường hành động khi không có con cá mập trắng nào khác ở xung quanh để cạnh tranh.
Mục đích là điểm khác biệt lớn nhất giữa cá mập trắng và những tên sát nhân hàng loạt. Cá mập trắng giết mồi để tồn tại, còn sát nhân hàng loạt giết người để thỏa mãn thú tính của chúng. Tuy nhiên, cả hai đều lựa chọn và theo dõi mục tiêu trước khi hành động.
Hammerschlag nhận thấy những con cá mập trắng lớn tuổi tỏ ra khéo léo hơn so với những con ít tuổi trong việc ẩn nấp. Điều này chứng tỏ chúng biết đúc rút kinh nghiệm từ các nỗ lực săn mồi trước đó.
Nhiều loài động vật trên cạn (như sư tử, báo) cũng có chiến thuật trong việc săn mồi. Chúng luôn lựa chọn con mồi từ trước và chỉ bám theo mục tiêu đã chọn. Hammerschlag còn cho biết, theo dõi hành vi đó ở động vật trên cạn dễ hơn nhiều so với động vật dưới nước.
Với hàm răng lớn lởm chởm nhiều lớp, sắc lẹm, có khả năng đớp gọn cả những con mồi cỡ lớn, các loài cá mập được coi là sát thủ của đại dương.
Hàm răng gớm ghiếc của con cá mập hổ. Loài cá này không bao giờ quay lại những điểm từng "gây án" để săn mồi. Ảnh: Corbis. |
Con mắt của cá mập chanh, loài cá mập lớn sống ven bờ biển ở phía tây Đại Tây Dương. Ảnh: Corbis. |
Cá mập đầu búa không nguy hiểm như những anh em họ khác như cá mập trắng hay cá mập hổ. Tổ chức thống kê các vụ tấn công của cá mập (ISAF) cho biết, mới chỉ 21 vụ tấn công của loài cá mập này được ghi nhận, trong đó hai vụ gây chết người. Ảnh: Corbis. |
Một đàn cá mập đầu búa. Một con cá trưởng thành thuộc loại này có trọng lượng khoảng 240 kg. Ảnh: Getty. |
Hàm răng của cá mập nhám. Mỗi hàm gồm từ 55 đến 60 chiếc răng và mỗi chiếc có lại có nhiều ngạnh. Ảnh: Corbis. |
Cá mập trắng, sát thủ hung dữ nhất trong các loài cá mập. Ảnh: Corbis. |
Một góc khác của cá mập trắng. Ảnh: Corbis. |
Phần đầu của cá mập Port Jackson. Chưa có vụ tấn công nào của loài này được ghi lại từ trước đến nay. Ảnh: Corbis. |
Bờ biển Siberia: Methane hydrat đang tan chảy ở đáy biển. Ảnh: AP |
'Sát thủ' đáng sợ từ đáy Bắc Băng Dương
Bong bóng khí nổi lên trên diện rộng từ đáy biển: hiện tượng chấn động này vừa được một đoàn thám hiểm quan sát thấy. Đáy biển Bắc Cực rõ ràng là đang phóng thích rất nhiều khí methane – một sát thủ khí hậu.
Đại dương dường như đang sôi sục quanh tàu "Jacob Smirnitskyi". Bong bóng khí nổi lên mặt nước quanh chiếc tàu nghiên cứu Nga dài 70 m. Đây là hiện tượng đáng lo ngại trong vùng biển ngoài khơi Siberia, nơi lạnh đến mức chỉ riêng ý nghĩ về nước sôi không thôi dường như đã là buồn cười.
Trong lúc khí đang nổi lên giống như có ai đó vừa mở nắp một chai nước khoáng vô hình khổng lồ, nhóm chuyên gia Nga - Thụy Điển của dự án "Nghiên cứu thềm lục địa Siberia 2008" đã nhanh chóng biết rõ họ đang đối mặt với việc gì: Methane - một sát thủ khí hậu đầy tiềm năng, có tác động nhiều hơn khí CO2 gấp 20 lần - đang tìm đường đi vào không khí ngay trước mắt họ. Chất khí này thật ra thường nằm ở đáy biển dưới dạng hỗn hợp băng methane, cái được gọi là methane hydrate. Các nhà nghiên cứu phỏng đoán có khoảng 540 tỷ tấn chỉ riêng cho vùng thềm lục địa Siberia.
Về nguyên tắc, người ta lưu tâm đến methane hydrate vì nó cũng có thể là một nguồn cung cấp năng lượng. Thế nhưng trong thời gian gần đây các nhà khoa học đang lo ngại về tính ổn định của nó trong vùng Bắc cực. Vấn đề là ở chỗ những nơi đóng băng vĩnh cữu ở đáy biển, cho đến nay vẫn đang "gói gém" an toàn lượng khí này, rõ ràng là đã bắt đầu tan chảy vì Trái đất nóng ấm lên.
Methane hydrat trong trầm tích từ đáy biển. Ảnh: AP / USGS. |
Hiện tượng khí từ đáy biển thoát lên trên diện rộng dường như không còn phải tranh cãi nữa. Vào mùa hè vừa qua, nhà nghiên cứu người Nga, bà Natalia Schachowa, đã tường thuật về việc methane hydrate đang vỡ vụn ra, và năm nay lại có tường thuật từ tàu "Jacob Smirnitskyi".
Nếu như trong những trường hợp khác khí methane tự do chỉ hòa tan vào trong nước thì nay nó lại sủi bọt thoát lên mặt biển. Một dấu hiệu cho thấy khí ở đáy biển được phóng thích một cách nhanh chóng không bị kìm hãm. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu quan sát trực tiếp được quá trình đáng lo ngại của biển sủi bọt.
Hiện thực đáng lo ngại này có thể mang lại nhiều hậu quả khủng khiếp cho khí hậu. Trái đất đã bước vào lòng lẩn quẩn mà trong đó nhiệt độ nóng ấm lên của nước làm tan chảy ngày càng nhiều đất đóng băng và qua đó lại phóng thích thêm nhiều khí methane hơn? "Vẫn còn quá sớm để khẳng định rằng chúng ta đã đến một điểm như vậy", nhà nghiên cứu Bắc cực Örjan Gustafsson nói. "Chúng tôi dứt khoát phải cần thêm nhiều nghiên cứu thực tiễn nữa," ông nói.(theo Spiegel Online)
Một đại dương nữa đang hình thành
Vết nứt dài 56 km tại châu Phi có thể trở thành đại dương mới trên trái đất. Vết nứt – rộng hơn 6 m - được phát hiện trong sa mạc của Ethiopia vào năm 2005. Ngay khi đó một số nhà địa chất đã tin rằng nó có thể tạo ra một đại dương mới. Quan điểm này gây tranh cãi trong giới khoa học trong suốt mấy năm qua, song chưa có ai nghiên cứu vết nứt.
Livescience cho biết, một nhóm chuyên gia quốc tế đã tới Ethiopia để nghiên cứu nguyên nhân khiến vết nứt xuất hiện và tương lai của nó. Họ nhận thấy quá trình tạo ra vết nứt giống hệt những diễn biến đang xảy ra dưới các đáy đại dương. Điều đó chứng tỏ một đại dương mới đang hình thành ngay giữa lục địa đen. Khi vết nứt mở rộng, nó cũng sẽ chia cắt Biển Đỏ.
Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu địa chất từ năm 2005 để dựng lại quá trình hình thành vết nứt bằng mô hình giả lập. Kết quả cho thấy vết nứt được tạo ra sau khi một ngọn núi lửa hoạt động và phun dung nham lên mặt đất. Chỉ trong vài ngày vết nứt đã đạt tới chiều dài 56 km và nó vẫn đang tiếp tục tiến về hai phía (nam và bắc).
Vết nứt dài 56 km tại sa mạc Afar của Ethiopia. Ảnh: Đại học Leeds (Anh). |
“Chúng ta đều biết rằng các lằn gợn khổng lồ dưới đáy biển được tạo nên khi dung nham núi lửa trào lên từ những vết nứt. Nhưng chúng ta chưa từng biết rằng một vết nứt cực dài có thể xuất hiện chỉ trong vài ngày”, Cindy Ebinger, giáo sư bộ môn khoa học trái đất và môi trường của Đại học Rochester (Mỹ), phát biểu.
Hai mảng kiến tạo châu Phi và Ảrập gặp nhau tại sa mạc Afar thuộc miền bắc Ethiopia. Trong suốt 30 triệu năm qua chúng đang tách ra với tốc độ khoảng 2 cm mỗi năm. Quá trình tách tạo nên Biển Đỏ và vùng lõm dài 298 km trên sa mạc Afar. Nhóm nghiên cứu cho rằng Biển Đỏ sẽ chảy vào đại dương mới trong khoảng một triệu năm nữa. Đại dương mới cũng sẽ nối Biển Đỏ với vịnh Aden. (một nhánh của biển Ảrập nằm giữa Yemen và Somalia)
No comments:
Post a Comment