Thursday, December 24, 2009

đường sắt

đường sắt

Trans-Siberian Railway, China to Russia



© Wolfgang Kaehler / AlamyTrans-Siberian Railway, China to Russia
Tuyến đường sắt dài nhất thế giới:Trans-Siberian Railway(Nga)
dài 9,289 km (5, 772 miles) chạy từ Moscow đến Vladivostok (covers over 1/3 of the circumference of the Earth and is the world's longest railroad).

Hệ thống đường sắt dài & bận rộn nhất thế giới(The largest Railroad network/system in the world): Ấn Độ có 63,327 kilometres (39,350 mi) đường sắt, có 6,909 stations+ 200,000 wagons+50,000 coaches + 8,000 locomotives, có 1.4 million employees+18 million passengers and more than 2 million tonnes of freight daily.
Tibet train, China tibet railway, Tibet Train TravelTrung Quốc hoàn thành tuyến đường sắt cao nhất thế giới(the Qingz'ang Line, or the Pan-Himalayan, Qinghai-Tibet railway)
Sau khi hoàn thành những công trình vĩ đại như đập Tam Hiệp, đưa tàu Thần Châu 6 vào vũ trụ..., Trung Quốc lại vừa hoàn thành một công trình lịch sử là tuyến đường sắt từ Bắc Kinh đi Lhasa (Tây Tạng), dài 1.956 km. Đây là tuyến đường sắt cao và dài nhất thế giới.
1-7-2006: Hoàn thành công trình dài 2,040 kilometres (1,270 miles), cao 5,072 metres (above sea level), chạy từ Xining đến Lhasa, Trung Quốc đang chứng tỏ mình là một siêu cường công nghệ.
Tuyến đường sắt cao và dài nhất thế giới từ Bắc Kinh đi Tây Tạng.
Việc Trung Quốc hoàn thành tuyến đường sắt này đã thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Bởi vì, đây là công trình có nhiều cái nhất về độ cao, sự tốn kém... Và, quan trọng hơn, sau khi đưa vào sử dụng, tuyến đường sắt Bắc Kinh-Lhasa sẽ mở ra triển vọng to lớn phát triển kinh tế-xã hội miền tây Trung Quốc. Đồng thời, công trình này còn là sự khẳng định tiềm năng và sức mạnh kinh tế của Trung Quốc.
Kỳ tích trong ngành xây dựng đường sắt
Đường đến Tây Tạng thuộc dãy Hymalaya (Hy Mã Lạp Sơn) được mệnh danh là nóc nhà thế giới luôn là một trở ngại lớn, khiến khu vực này gần như bị cô lập với phần còn lại của Trung Quốc. Tuy nhiên, bằng nỗ lực và khả năng của mình, chính quyền và nhân dân Trung Quốc đã nối Tây Tạng gắn liền với đất nước bằng một tuyến đường xe lửa vượt qua bao núi cao, đồi tuyết và thung lũng thẳm sâu.
Trước đây, theo tờ Người bảo vệ của Anh, việc xây dựng tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng (đoạn cuối của tuyến Bắc Kinh-Lhasa) được xem là điều không thể thực hiện, bởi nó đi qua nhiều đồi núi cao hơn 5.000 m, các thung lũng dài 12 km, hàng trăm km tuyết phủ và dễ tan. Tuyến đường xe lửa này có khoảng 960 km ở độ cao trung bình 4.000 m so với mực nước biển, trong đó đỉnh cao nhất là 5.072 m, và khoảng 550 m phải đi qua vùng núi tuyết. Vì thế các quan chức Bộ Đường sắt Trung Quốc khẳng định: đây là tuyến đường sắt trên cao nguyên cao nhất và dài nhất thế giới. Việc Trung Quốc xây dựng thành công con đường này được coi là một kỳ tích.
Tại nhiều nơi, các công nhân tham gia xây dựng tuyến đường sắt này phải sử dụng bình dưỡng khí để chống chọi với tình trạng khó thở ở độ cao công trường. Công trình này còn giữ một số kỷ lục như: đường sắt với số đường hầm nhiều nhất thế giới với 33 đường hầm, đường hầm Phong Hoả Sơn ở độ cao 4.905 mét là đường hầm cao nhất thế giới...
Theo thiết kế, các đoàn tàu chạy tuyến Thanh Hải - Tây Tạng sẽ được trang bị những toa đặc biệt nhất có cấu tạo như những khoang máy bay, nhằm bảo vệ hành khách khỏi bị chóng mặt khi đi trên độ cao hơn 5.000 mét. Các toa tàu được trang bị phòng ăn, phòng mát-xa, phòng chiếu phim,... và các ô cửa kính chống tia tử ngoại.
Điểm nhấn của chiến lược khai thác miền tây
Trong Chiến lược khai thác miền tây, Trung Quốc xác định giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010 là thời kỳ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo tiền đề cho khu vực này thu hút các nhà đầu tư. Việc xây dựng tuyến đường sắt Bắc Kinh-Lhasa được coi là một điểm nhấn quan trọng của chiến lược này.
Vì vậy, Trung Quốc đã chi hơn 3 tỷ USD và mất 4 năm để xây đoạn cuối dài 1.142 km của công trình đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng. Đoạn này nối từ Cách Mộc Nhĩ (Thanh Hải) tới Lhasa (Tây Tạng), chạy qua các dãy núi nổi tiếng như Côn Luân và Đường Cổ La. Trong đó, nhà ga Đường Cổ La xây ở độ cao 5.068 mét cũng trở thành nhà ga cao nhất thế giới hiện nay. Bến tàu cuối cùng được thiết kế ở độ cao 3.650 mét, nằm ngay dưới chân cung điện Bố Đạt La, một cung điện nổi tiếng nằm trên đỉnh núi ở Tây Tạng.
Theo Phó thủ tướng Trung Quốc Hoàng Cúc, việc xây dựng tuyến đường sắt mới có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Tây Tạng và Thanh Hải, cũng như kích thích sự phát triển của khu vực miền tây Trung Quốc. Tuyến đường sẽ tạo thuận lợi cho việc đi lại và phát triển ngành du lịch, đồng thời thúc đẩy quan hệ kinh tế, văn hóa giữa vùng Thanh Hải và Tây Tạng với phần còn lại của Trung Quốc, cũng như giữa Trung Quốc với các nước châu Âu, Nam Á...
Hồi đầu tháng 9 vừa qua, phát biểu ý kiến nhân lễ kỷ niệm 40 năm ngày Tây Tạng được công nhận là khu vực tự trị, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Giả Khánh Lâm cho biết, Tây Tạng đã gặt hái nhiều thành tựu phát triển nhanh nhất và mạnh mẽ nhất trong 40 năm qua và đang bước vào giai đoạn phát triển tốt nhất. Các số liệu thống kê của chính phủ cho thấy, năm 2004, GDP của Tây Tạng đạt 2,6 tỉ USD và GDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 960 USD, lần lượt tăng 65 và 33 lần so với năm 1965.
Theo kế hoạch, tuyến đường sắt Bắc Kinh- Lhasa sẽ vận chuyển những hành khách đầu tiên vào đầu tháng 7 năm tới. Hành khách chỉ mất 48 giờ đồng hồ để đi từ thủ phủ Lhasa của khu tự trị Tây Tạng đến thủ đô Bắc Kinh.
Tuy nhiên, ngay khi tuyến đường sắt này chưa được khai trương, đã xuất hiện những lo ngại cho tương lai của công trình. Các chuyên gia thời tiết Trung Quốc cảnh báo rằng, hiện tượng tăng nhiệt độ của trái đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tuyến đường này vào năm 2050.

Tuyến đường sắt cao nhất thế giới đi vào hoạt động: Hôm 1/7/2006, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã cắt băng khánh thành công trình tuyến đường sắt cao nhất thế giới - công trình mà Bắc Kinh gọi là điều kỳ diệu. Sau bài phát biểu của người đứng đầu nước, đôi tàu khách đầu tiên bắt đầu đi xuyên qua ''nóc nhà của thế giới''.

Soạn: AM 821207 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đôi tàu đầu tiên khởi hành lúc 11h5 sáng nay.
Soạn: AM 821209 gửi đến 996 để nhận ảnh này
3 trong số 600 hành khách đầu tiên đi tàu

Việc khai thông tuyến đường sắt trùng với ngày lễ lớn của nước này, kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Những kỷ lục của tuyến đường sắt cao nhất thế giới

Tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng hiện là tuyến đường sắt cao nhất thế giới, cao hơn ít nhất 200m so với tuyến đường sắt chạy qua dãy Andes của Peru. Khoảng 960km đường ray được đặt ở độ cao trên 4.000 m so với mực nước biển, điểm cao nhất là 5.072m.

Soạn: AM 821213 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một đoạn của tuyến đường sắt cao nhất thế giới.
Soạn: AM 821215 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tuyến Thanh Hải - Tây Tạng dài gần 2.000km.

Tuyến Thanh Hải - Tây Tạng cũng là tuyến đường sắt dài nhất thế giới chạy ở vùng đồng bằng, 1.956 km nối từ Thanh Hải, thuộc tỉnh Xining tới Lhasa ở Tây Tạng. Đoạn hoàn thành cuối cùng là Golmund-Lhasa chạy zigzag 1.142km qua các dãy núi Kunlun và Tanggula.

Soạn: AM 821211 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Khoảng 550km của tuyến đường sắt này chạy trên những vùng quanh năm tuyết phủ, dài nhất so với bất cứ tuyến đường sắt nào trên thế giới.Nhà gà Tanggula nằm ở độ cao 5.068m so với mực nước biển, là nhà ga cao nhất thế giới.

Soạn: AM 821219 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tốc độ tối đa của tàu trên tuyến đường này là 120km/h
Soạn: AM 821221 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tuyến đường sắt chạy qua nhiều đồi núi và đồng bằng.

Đường hầm Fenghuoshan nằm ở độ cao 4.905m so với mực nước biển, là tuyến đường hầm cao nhất thế giới được xây dựng ở nơi quanh năm băng tuyết.Tốc độ tối đa của đoàn tầu chạy trên tuyến đường này là 100km/giờ ở những vùng tuyết phủ và 120km/giờ ở những vùng bình thường.

Soạn: AM 821223 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tàu chuẩn bị chạy qua nóc nhà thế giới.

Việc xây dựng đoạn Golmund Lhasa bắt đầu thực hiện vào 29/1/2001 và chạy thử là tháng 7/2006.Sau khi được khai thông, tuyến đường sắt nối Lhasa với 5 thành phố lớn của Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải, Xining, Thành Đô và Quảng Châu.

Soạn: AM 821225 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trung Quốc coi việc hoàn tất công trình xây dựng tuyến đường Thanh Hải - Tây Tạng là điều kỳ diệu.
Các đoàn tàu chạy trên tuyến đường sắt này đều được trang bị hệ thống cấp oxy.
5. Tuyến đường sắt đẹp nhất thế giới:


Pikes Peak Colorado Train

1. 24 miles qua Colorado Springs (USA)
2. 2,040 kilometres (1,270 miles), cao 5,072 metres (above sea level), chạy từ Bắc Kinh qua Xining - Thanh Hải(Qinghai) đi Lhasa.

3. Trans-Siberian Railway(Nga) dài 9,289 km (5, 772 miles) chạy từ Moscow đến Vladivostok, qua 8 múi giờ
Route map of Trans Siberian Railroad

4. Trans-Siberian Railway(Nga) dài 7,650 mile chạy từ UK qua France, Belgium, Germany, Ba Lan, Belarus, Nga, Mongolia đến China
5.Amtrak có tuyến dài 1,280 miles chạy từ San Diego đến Seattle (USA)


The Scientology Volunteer Ministers board the train at Yaroslavl, the westernmost city on the 9,288 km Trans-Siberian railroad.

Nhà ga Bắc Kinh, TQMumbai, India, Asia: Victoria Railway StationNhà ga Mumbai, Ấn ĐộUnion StationNhà ga Union Station, Los Angeles, CA, Nhà ga xe lửa lớn nhất thế giới:
1.nhà ga xe lửa Bắc Kinh(TQ)
2.nhà ga xe lửa Tokyo(Japan)
3.nhà ga xe lửa New York(USA)- Manhattan Island
NRT Tokyo - Shinkansen bullet train in Tokyo Station 3008x2000
NRT Tokyo - Shinkansen bullet train in Tokyo Station
Bullet train ở Nhật
http://photos.igougo.com/images/p262089-Avignon-The_Fench_Bullet_Train.jpg
Xe lửa Eurail từ Pháp qua Áohttp://travelerfolio.com/travelerfolio/photos/japan_bullet_train_3.jpg
Bullet train ở Âu châu
CRH2 Bullet Train (Getty Images)http://www.radio86.co.uk/system/files/images/fast_train_4.jpghttp://images.beijing2008.cn/20071224/Img214220730.jpghttp://images.businessweek.com/ss/07/05/0514_futuretransit/image/slide10.jpgBullet train ở TQ
Hệ thống xe lửa hiện đại & tốt nhất thế giới:
1. Nhật
2. Đức
Tuyến đường sắt cổ nhất thế giới
Tuyến đường sắt cổ nhất thế giới Đầu máy hơi nước đang trưng bày tại ga Đà Lạt (ảnh: Lê Hân)
Nếu được phục hồi, cùng với "người anh em" ở Thụy Sĩ, đây sẽ là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa cổ nhất còn lại trên thế giới.
Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt chỉ có chiều dài khoảng 84 km, nhưng phải mất nhiều năm thi công và do các chuyên gia hàng đầu về đường sắt của Pháp, Thụy Sĩ trực tiếp thiết kế, giám sát. Do tàu phải lên đèo cao, dốc quanh co nên phải có răng cưa để giữ các toa khỏi tuột dốc. Dự án được lập vào năm 1900, đến năm 1908 bắt đầu thi công, riêng đoạn có cầu Dran (thuộc huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) được xây dựng từ năm 1919 và hoàn thành vào năm 1925. Năm 1928, tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm chính thức đi vào hoạt động.
Sở dĩ người Pháp cho xây dựng công trình khó khăn này với chi phí lớn (200 triệu franc) vì Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm, tuyến đường sắt là phương tiện hữu dụng đưa họ lên vùng đất này để tiếp tục khai phá hoặc nghỉ ngơi. Đến năm 1968, tuyến đường này ngưng khai thác và sau năm 1975 thì hoạt động lại, nhưng chỉ chạy được vài chuyến thì ngưng hoàn toàn cho đến nay vì hiệu quả kinh tế không cao.
Cảnh thi công tuyến đường sắt răng cưa

Đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm có 13 ga, trong đó có giá trị nhất là 2 đoạn răng cưa dài gần 14 km. Cũng sau năm 1975, hệ thống răng cưa của tuyến đường hầu như bị tháo bỏ hoàn toàn. Đến năm 2004, cây cầu sắt duy nhất còn lại tại Đơn Dương (cầu Dran) - di tích còn lại của tuyến đường sắt này bị "xẻ thịt" đem bán sắt vụn. Kể từ đó tuyến đường sắt răng cưa Đà Lạt - Tháp Chàm trở thành… huyền thoại.
Cầu sắt chênh vênh trên núi. Ảnh Trung Tâm Lưu trữ Quốc gia I
Đường sắt răng cưa:
Vào năm 1988-1989, Liên hiệp đường sắt Việt Nam đã bán 2 chiếc đầu máy chạy bằng hơi nước hiệu Puka của Thụy Sĩ. Phía Thụy Sĩ đã cử người qua tận Việt Nam mua và vận chuyển về phục vụ du lịch. Ga Đà Lạt hiện chỉ còn trưng bày một đầu máy chạy bằng hơi nước đốt bằng củi do Nhật sản xuất năm 1936, trọng lượng 45 tấn và mã lực 700 CV. Ngoài ra còn một toa xe chở hàng kéo bằng răng cưa được sản xuất tại Đức vào năm 1930, nặng 30 tấn với chiều dài 10,5m.
Riêng ga Đà Lạt được xây dựng vào năm 1936, có ba mái vút cao mô phỏng đỉnh núi Langbiang - biểu tượng của TP Đà Lạt. Theo các tài liệu lịch sử thì ga hỏa xa Đà Lạt thuộc loại cổ và đẹp nhất Đông Dương, do các kiến trúc sư người Pháp Moncet và Reveron thiết kế. Năm 2002, ga Đà Lạt được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích cấp quốc gia.
Một đoạn tuyến đường sắt răng cưa ở km4+950
Mới đây Bộ Giao thông vận tải thống nhất quy hoạch chi tiết khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm để trình Thủ tướng phê duyệt. Dự kiến kinh phí khôi phục tuyến đường vào khoảng 5.000 tỉ đồng. Đoàn tàu sẽ chạy bằng máy điện qua 5 hầm, 46 cầu, 14 ga, khổ đường 1m. Thời gian hoàn thành dự án là năm 2015. Bộ Giao thông vận tải cũng đã ban hành quyết định số 2667/QĐ-BGTVT phê duyệt, đưa dự án đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm vào danh mục đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng, khai thác, chuyển giao), bổ sung vào quyết định 06/2002-CP về việc phê duyệt tổng thể giao thông vận tải đường sắt đến năm 2010.
Theo ông Hứa Văn Tuấn - Giám đốc Sở Giao thông vận tải Lâm Đồng thì việc khôi phục tuyến đường sắt độc đáo này đã đặt ra từ những năm 90 thế kỷ trước, nhưng lúc đó còn nhiều khó khăn nên chưa thực hiện được. Nguồn vốn 5.000 tỉ đồng quả là không nhỏ, nhưng những người yêu Đà Lạt vẫn kỳ vọng tuyến đường sắt răng cưa gắn liền với lịch sử ban sơ của vùng đất này sẽ được phục hồi trong tương lai gần.
Xe lửa Nam Ninh (TQ)-Hà Nội sẽ hoạt động đầu năm 2009

Xe lửa chở khách tuyến Nam Ninh-Hà Nội sẽ bắt đầu hoạt động hằng ngày từ mùng một tháng giêng năm 2009, theo tin do giới thẩm quyền về đường sắt của Trung Quốc loan báo hôm thứ năm.
Từ ngày đầu năm sau, mỗi ngày tàu sẽ rời thủ phủ Nam Ninh của tỉnh Quảng Tây lúc 6 giờ 15 chiều, đến Hà Nội lúc 7 giờ sáng hôm sau. Từ Hà Nội cũng có tàu khởi hành lúc 8 giờ rưỡi tối, đến Nam Ninh lúc 10 giờ 05 phút sáng hôm sau.
Giám đốc phòng đường sắt Nam Ninh cho biết hoạt động này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu vận chuyển cao của giới thương buôn, lao động và học sinh của Quảng Tây. Tuyến đường sắt này chạy từ ga Gia Lâm (Hà Nội) đến ga Nam Ninh (Nam Ninh, Trung Quốc), nơi trung chuyển khách đến tham quan Quế Lâm. Đoàn tàu du lịch sẽ dừng đón và trả khách ở sáu ga, tại Việt Nam là ba ga Gia Lâm, Bắc Giang và Đồng Đăng (Lạng Sơn). Chuyến tàu đi từ Gia Lâm lúc 19h và đến Nam Ninh lúc 8h hôm sau. Chuyến về từ Nam Ninh lúc 17h và đến Gia Lâm lúc 6h hôm sau. Các chuyến tàu hàng ngày sẽ do cơ quan Đường sắt Nam Ninh điều hành, và toa xe cũng như nhân viên phục vụ sẽ do phía Trung Quốc trang bị, đảm nhiệm, hành trình trên lãnh thổ nước nào sẽ do đầu máy nước đó kéo. Hiện nay tuyến đường này chỉ có hai chuyến vào thứ ba và thứ bảy.

No comments:

Blog Archive

About Me

An umbrella networking organization to further the interest of gays, Lesbians, bisexuals, transgender and friends of Vietnamese around the world. Its purpose is to create awareness, to develop a positive identity for the Vietnamese gay community, and to establish a network of gay Vietnamese and their friends. Tổ chức nói kết mạng cho người quan tâm đến người đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính, chuyển đổi giới tính và bạn bè của người Việt Nam trên toàn thế giới. Mục đích của nó là để tạo ra nhận thức, để phát triển một bản sắc tích cực cho cộng đồng đồng tính Việt Nam, và thiết lập một mạng lưới của Việt Nam đồng tính và bạn bè khấp nơi.