Thursday, December 24, 2009

Ðồ Ðồng Cổ Ðông Sơn

Ðồ Ðồng Cổ Ðông Sơn

TG : Nguyễn Văn Huyên

Năm 1924, một người nông dân làng Ðông Sơn đi câu cá ở hữu ngạn sông Mã trên cánh đồng đất bãi chạy dài giữa sông Mã và giải núi đá vôi và phiến thạch, phát hiện một số công cụ và vũ khí cổ bằng đồng. Ðịa điểm này thuộc làng Ðông Sơn huyện Ðông Sơn tỉnh Thanh Hóa, cách thị xã Thanh Hóa 4,650m về phía Bắc - Ðông bắc. Sau đó các nhà nghiên cứu đã khai quật và sưu tầm hàng trăm cổ vật thuộc nhiều loại hình hiện vật khác nhau: công cụ sản xuất, dụng cụ sinh hoạt, vũ khí, nhạc khí, đồ trang trí và tượng mỹ thuật. Thuật ngữ Văn hóa Ðông Sơn xuất hiện và nổi tiếng từ giai đoạn này.

.

.

Tuy nhiên, hai mươi năm phát hiện văn hóa Ðông Sơn, các nhà nghiên cứu người Pháp và nước ngoài chỉ mới khai quật được vài địa điểm quanh khu vực Thanh Hóa và Quảng Bình. Do tư liệu lúc đó còn hạn chế, cộng với quan điểm thiên di và vay mượn chi phối nên các nhà nghiên cứu giai đoạn đầu thường cho rằng chủ nhân của văn hóa Ðông Sơn không phải là cư dân bản địa mà là từ phương Bắc xuống hoặc từ phương Tây sang.

Những thập kỷ tiếp theo, hàng trăm địa điểm thuộc văn hóa này đã được khai quật nghiên cứu; qua đó giúp ta hiểu được một quá trình phát triển liên tục, nội sinh qua bốn giai đoạn phát triển:

Sơ kỳ đồ đồng - giai đoạn Phùng Nguyên, cách ngày nay khoảng 4000 năm.

Trung kỳ đồ đồng: giai đoạn Ðồng Ðậu, cách ngày nay khoảng 3300 năm đến 3500 năm.

Hậu kỳ đồ đồng: giai đoạn Gò Mun, cách ngày nay khoảng trên dưới 3000 năm.Cuối cùng là giai đoạn Ðông Sơnthuộc sơ kỳ đồ sắt, cách ngày nay khoảng từ trên dưới 2000 năm đến 2800 năm.

.

Ðông Sơn là một nền nghệ thuật tạo hình đạt đến đỉnh cao về tạo dáng. Người cổ Ðông Sơn đã tạo ra nhiều loại hình hiện vật phong phú, đa dạng từ công cụ, vũ khí, đồ gia dụng, đến nhạc khí, đồ trang sức và tượng nghệ thuật.

.

.

Ấm nước bằng đồng.

Tẩu hút thuốc bằng đồng.

Muổng và muôi bằng đồng.

.Đèn đồng Đông Sơn.

Tính đa dạng này không phải chỉ mang ý nghĩa thực dụng gắn với từng loại công việc khác nhau như lưỡi cày để xới đất, lưỡi hái và nhíp để gặt lúa, rìu để cuốc đất, chặt cây, đóng thuyền, giũa để tu sửa khi rèn sắt, đúc đồng... mà còn biểu hiện ý đồ tạo dáng khác nhau phù hợp với khiếu thẩm mỹ của từng địa phương. Chẳng hạn người Việt cổ vùng thấp thích chế tạo trống đồng dáng cao, lưng thẳng; còn người vùng cao thích trống dáng lùn, chân thấp, lưng choãi.

.Trống đồng Ngọc Lũ.

Người vùng đồng bằng Bắc Bộ ưa loại lưỡi cày dáng hình tim, tam giác, còn người lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) thích lưỡi cày hình cánh bướm. Người Ðông Sơn có khiếu thẩm mỹ rất cao. Không chỉ những loại hiện vật có kích thước lớn, có công năng quan trọng như trống, thạp, thố, bình... mà hầu hết cổ vật Ðông Sơn từ công cụ đến vũ khí, từ dụng cụ sinh hoạt đến nhạc khí, tượng nghệ thuật... đều được trang trí nhiều loại hoa văn phong phú và tinh tế.

.Thạp đồng

.

Hoa văn trang trí trên đồ đồng Ðông Sơn có thể phân ra thành hai loại cơ bản:

1/ Hoa văn người, vật dùng và động vật.

2/ Hoa văn hình học: phổ biến là hoa văn chấm nhỏ thẳng hàng, vạch chéo và vạch thẳng song song, hình răng cưa, vòng tròn, hình chữ S.

Hoa văn trên bề mặt trống đồng Hoàng Hạ

Tùy theo cách chế tác và hình dáng cổ vật mà những hoa văn trên được sắp sếp hài hòa và tinh tế. Thí dụ như vẫn các loại hoa văn chấm dải, răng cưa, gạch ngắn song song, vòng tròn... nhưng người Ðông Sơn đã bố trí rất khéo trên mặt cong của tang, lưng trống, mặt trống, lưng thạp, nắp thạp; hay ngay trên mặt một số cổ vật nhỏ như giáo, dao găm, rìu... hoa văn cũng được bố trí rất hài hòa tùy theo hình dáng của thân, mũi khác nhau. Chẳng hạn như trên chiếc rìu xéo: ở thân rìu có hình ba người trang sức lông chim đang múa, trên họng rìu có đôi cá sấu đang giao cấu. Trang trí Ðông Sơn đã gắn bó giữa dáng, hoa văn và sự chuyên môn hóa theo công năng của vật dùng.

Ðặc biệt trống đồng Ðông Sơn - một nhạc khí cổ - là đỉnh cao nghệ thuật trang trí của đồ đồng thời đó. Trống Ðông Sơn là một kiệt tác nghệ thuật làm say mê nhiều nhà nghiên cứu, sưu tầm trong nước và trên thế giới, là bức tranh toàn cảnh về tín ngưỡng, kiến trúc, sản xuất, chiến đấu, lễ hội... của cư dân nông nghiệp lúa nước.

.

( Xem thêm bài : Tìm hiểu ý nghĩa những hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ , quyển âm lịch cổ và địa bàng chỉ phương hướng dùng trong nền văn minh Lạc Việt )

Nghiên cứu nghệ thuật Ðông Sơn đặc biệt là trống đồng, chúng ta thấy hai xu hướng phát triển nghệ thuật tạo hình thời này: cách điệu hóađơn giãn hóa hoa văn, vạch ra mô hình phát triển nghệ thuật Ðông Sơn từ xu hướng tả thực ở giai đoạn sớm, chuyển sang khuynh hướng cách điệu biến hình phức tạp, bí ẩn ở giai đoạn muộn.



http://images.google.com/imgres?imgurl=http://img235.imageshack.us/img235/9633/khoathandc8.jpg&imgrefurl=http://www.ddth.com/showthread.php%3Fp%3D1198358&usg=__OViR6pP9dtZVu59VxEicFFRj9P8=&h=315&w=423&sz=187&hl=en&start=258&um=1&tbnid=_iMXLsuXsLGTKM:&tbnh=94&tbnw=126&prev=/images%3Fq%3Dhinh%2Bve%2BCon%2BTr%25C3%25A2u%26start%3D240%26ndsp%3D20%26um%3D1%26hl%3Den%26sa%3DN

http://www.webtretho.com/forum/showthread.php?t=47461&page=19
Hình ảnh nghệ thuật đẹp từ thức ăn thông dụng hàng ngày
http://images.google.com/imgres?imgurl=https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhuw6f-Un3oX3Rp3zIVKjNfyB33JEvv7JguzTYKCt5qbnabyv7hvllsZ46cYgrZQBZDT9WRHPsCG58YnMs_EVDEAaHaXpsgzL0lw45dnz0xACP8vdx266N9BROdcuj0oxIeOjOAJ1rSQ8k/s400/HinhVui01.jpg&imgrefurl=http://songvuisongkhoe.blogspot.com/2008/05/hnh-nh-ngh-thut-p-t-thc-n-thng-dng-hng.html&usg=__fFHzig_Px1GKiDbsY8lmNayO_cc=&h=326&w=400&sz=35&hl=en&start=426&um=1&tbnid=CD3fx_7zKGcAbM:&tbnh=101&tbnw=124&prev=/images%3Fq%3Dhinh%2Bve%2BCon%2BTr%25C3%25A2u%26start%3D420%26ndsp%3D20%26um%3D1%26hl%3Den%26sa%3DN

http://images.google.com/imgres?imgurl=https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjylvsCrzP8mvvNACF6R3DYpAn5h7ClrkPyxMfc_R5WXvYCjQn-2jrsGsNq3RES4MN30UnE3gM5gJpXNitfWWQ0JcmfywrcZrRjVdd7gu80j3VjFOKFUZWT9XQ6sW_r90KR-ENqLKOdiys/s400/Thap+Truyen+hinh+cao+421+m_tn.jpg&imgrefurl=http://metinfo.blogspot.com/2007_08_01_archive.html&usg=__-a9wqeZigL5lD015CeFJ6SOyk44=&h=400&w=300&sz=34&hl=en&start=568&um=1&tbnid=RpgWrMRiSePctM:&tbnh=124&tbnw=93&prev=/images%3Fq%3Dhinh%2Bve%2BCon%2BTr%25C3%25A2u%26start%3D560%26ndsp%3D20%26um%3D1%26hl%3Den%26sa%3DN

http://www.vietcyber.com/forums/showthread.php?t=121676

No comments:

Blog Archive

About Me

An umbrella networking organization to further the interest of gays, Lesbians, bisexuals, transgender and friends of Vietnamese around the world. Its purpose is to create awareness, to develop a positive identity for the Vietnamese gay community, and to establish a network of gay Vietnamese and their friends. Tổ chức nói kết mạng cho người quan tâm đến người đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính, chuyển đổi giới tính và bạn bè của người Việt Nam trên toàn thế giới. Mục đích của nó là để tạo ra nhận thức, để phát triển một bản sắc tích cực cho cộng đồng đồng tính Việt Nam, và thiết lập một mạng lưới của Việt Nam đồng tính và bạn bè khấp nơi.